Hôm nay (12/1), giá dầu thô Brent đã xuống mức thấp kỷ lục trên thị trường, chỉ 30,64 USD/ thùng, tiếp tục xu hướng đi xuống trong những ngày qua.
Mức giá này đạt ngưỡng thấp nhất trong một thập kỷ qua do tình trạng sản xuất quá nhiều và những tin tức kinh tế không mấy sáng sủa từ thị trường Trung Quốc khi các viễn cảnh của ngành sản xuất cho thấy đất nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới này sẽ không sử dụng nhiều dầu thô như trước nữa.
Ngày hôm nay cũng chứng kiến đồng ruble của Nga giao dịch ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 2014. Đồng tiền của Nga được giao dịch ở mức 77 ruble đổi 1 USD mở đầu phiên giao dịch tại thị trường chứng khoán Moscow. Đồng ruble cũng giảm ở mức 83 ruble đổi 1 euro, mức thấp nhất trong hơn một năm qua.
Morgan Stanley trước đó đã dự đoán việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đồng USD sẽ khiến giá dầu thô Brent rớt thảm hại xuống mức 20 USD/thùng.
Quỹ dự trữ của Nga sẽ trống rỗng
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov, Quỹ dự trữ của Nga sẽ cạn kiệt vào cuối năm 2016. Trong trường hợp này, Moscow sẽ phải chuyển sang quỹ dự trữ quốc tế khác, đó là Quỹ An sinh. Mối đe dọa chính đến từ việc giá dầu ngày càng giảm. Ngân sách 2016 của Nga dựa chủ yếu vào giá dầu, nếu giá dầu đạt mức 50 USD/thùng thì mới đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Dưới mức giá đó, Moscow sẽ cạn kiệt các nguồn tiền dự trữ.
Ông Siluanov cho biết: “Chúng tôi đã cắt 2,6 nghìn tỷ ruble khỏi quỹ dự trữ trong nửa cuối năm 2015. Điều này có nghĩa là 2016 sẽ là năm cuối cùng chúng tôi có thể sử dụng quỹ dự trữ của mình. Sẽ không còn đồng dự trữ nào nữa”.
Theo dự đoán của Bộ Tài chính hồi tháng 10/2015, quỹ dự trữ năm 2016 sẽ giảm từ 3.379 nghìn tỷ ruble xuống còn 1.249 nghìn tỷ ruble. Trong khi đó, cũng theo dự đoán trên, quỹ an sinh sẽ giảm từ 4,9 nghìn tỷ xuống còn 4,69 nghìn tỷ ruble.
Tháng 12/2015, Duma quốc gia Nga cũng công bố ngân sách quốc gia cho năm tài khóa 2016. Theo đó, quốc hội Nga dự tính mức thu nhập đạt 13,74 nghìn tỷ ruble, chi tiêu dự tính 16,1 nghìn tỷ ruble và thâm hụt khoảng 2,36 nghìn tỷ ruble. Các con số này được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng phát biểu hồi tháng 12/2015 rằng nền kinh tế Nga có thể quay trở lại mức tăng trưởng bình thường trong năm 2016 nhưng điều đó còn phụ thuộc vào giá dầu thô trên thế giới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo: Infonet
Mức giá này đạt ngưỡng thấp nhất trong một thập kỷ qua do tình trạng sản xuất quá nhiều và những tin tức kinh tế không mấy sáng sủa từ thị trường Trung Quốc khi các viễn cảnh của ngành sản xuất cho thấy đất nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới này sẽ không sử dụng nhiều dầu thô như trước nữa.
Morgan Stanley trước đó đã dự đoán việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đồng USD sẽ khiến giá dầu thô Brent rớt thảm hại xuống mức 20 USD/thùng.
Quỹ dự trữ của Nga sẽ trống rỗng
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov, Quỹ dự trữ của Nga sẽ cạn kiệt vào cuối năm 2016. Trong trường hợp này, Moscow sẽ phải chuyển sang quỹ dự trữ quốc tế khác, đó là Quỹ An sinh. Mối đe dọa chính đến từ việc giá dầu ngày càng giảm. Ngân sách 2016 của Nga dựa chủ yếu vào giá dầu, nếu giá dầu đạt mức 50 USD/thùng thì mới đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Dưới mức giá đó, Moscow sẽ cạn kiệt các nguồn tiền dự trữ.
Ông Siluanov cho biết: “Chúng tôi đã cắt 2,6 nghìn tỷ ruble khỏi quỹ dự trữ trong nửa cuối năm 2015. Điều này có nghĩa là 2016 sẽ là năm cuối cùng chúng tôi có thể sử dụng quỹ dự trữ của mình. Sẽ không còn đồng dự trữ nào nữa”.
Theo dự đoán của Bộ Tài chính hồi tháng 10/2015, quỹ dự trữ năm 2016 sẽ giảm từ 3.379 nghìn tỷ ruble xuống còn 1.249 nghìn tỷ ruble. Trong khi đó, cũng theo dự đoán trên, quỹ an sinh sẽ giảm từ 4,9 nghìn tỷ xuống còn 4,69 nghìn tỷ ruble.
Tháng 12/2015, Duma quốc gia Nga cũng công bố ngân sách quốc gia cho năm tài khóa 2016. Theo đó, quốc hội Nga dự tính mức thu nhập đạt 13,74 nghìn tỷ ruble, chi tiêu dự tính 16,1 nghìn tỷ ruble và thâm hụt khoảng 2,36 nghìn tỷ ruble. Các con số này được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng phát biểu hồi tháng 12/2015 rằng nền kinh tế Nga có thể quay trở lại mức tăng trưởng bình thường trong năm 2016 nhưng điều đó còn phụ thuộc vào giá dầu thô trên thế giới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo: Infonet
Relate Threads