Trong phiên giao dịch ngày 2/3 tại thị trường châu Á, giá dầu đảo chiều đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu thô của Mỹ.
Sau khi đóng cửa tăng trong phiên trước đó nhờ lời kêu gọi mới từ phía Nga về vấn đề "đóng băng" sản lượng nhằm giảm bớt tình trạng dôi dư nguồn cung trên toàn cầu, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) và dầu Brent đồng loạt hạ trong phiên 2/3.
Cụ thể, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2016 giảm 39 xu Mỹ (1,13 %), xuống 34,01 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2016 cũng hạ 16 xu (0,43%), xuống 36,65 USD/thùng.
Theo Daniel Ang, chuyên gia phân tích đầu tư của Phillip Futures, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao dường như đã trở thành quy luật và đang hướng tới mức cao kỷ lục, bất chấp sản lượng dầu của Mỹ giảm.
Theo khảo sát mới nhất của hãng tin Bloomberg, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ trong tuần trước (kết thúc vào ngày 26/2) có thể tăng 3,4 triệu thùng so với mức "đỉnh" của 86 năm được ghi nhận tuần trước.
Thị trường dầu đã khởi sắc hơn chút ít trong nửa cuối tháng Hai nhờ sự lạc quan vào kế hoạch đóng băng sản lượng của các "đại gia" dầu mỏ trên thế giới, gồm Nga và Saudi Arabia.
Tuy nhiên, xu hướng bất ổn lại tiếp tục đeo bám thị trường năng lượng khi không có dấu hiệu nào cho thấy các nước sẵn sàng cắt giảm sản lượng, trong khi sự hoài nghi đang gia tăng về thỏa thuận đóng băng không tăng sản lượng do nước nào cũng ra điều kiện chỉ thực hiện kế hoạch này khi các nước khác cùng tham gia.
Sau khi đóng cửa tăng trong phiên trước đó nhờ lời kêu gọi mới từ phía Nga về vấn đề "đóng băng" sản lượng nhằm giảm bớt tình trạng dôi dư nguồn cung trên toàn cầu, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) và dầu Brent đồng loạt hạ trong phiên 2/3.
Theo Daniel Ang, chuyên gia phân tích đầu tư của Phillip Futures, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao dường như đã trở thành quy luật và đang hướng tới mức cao kỷ lục, bất chấp sản lượng dầu của Mỹ giảm.
Theo khảo sát mới nhất của hãng tin Bloomberg, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ trong tuần trước (kết thúc vào ngày 26/2) có thể tăng 3,4 triệu thùng so với mức "đỉnh" của 86 năm được ghi nhận tuần trước.
Thị trường dầu đã khởi sắc hơn chút ít trong nửa cuối tháng Hai nhờ sự lạc quan vào kế hoạch đóng băng sản lượng của các "đại gia" dầu mỏ trên thế giới, gồm Nga và Saudi Arabia.
Tuy nhiên, xu hướng bất ổn lại tiếp tục đeo bám thị trường năng lượng khi không có dấu hiệu nào cho thấy các nước sẵn sàng cắt giảm sản lượng, trong khi sự hoài nghi đang gia tăng về thỏa thuận đóng băng không tăng sản lượng do nước nào cũng ra điều kiện chỉ thực hiện kế hoạch này khi các nước khác cùng tham gia.
Minh Trang - Bnews (Theo AFP)
Relate Threads