Trong tuần giao dịch ngắn ngày trước kỳ nghỉ lễ Năm Mới 2017, giá dầu thế giới trồi sụt thất thường.
Dù trong hai phiên cuối cùng của năm 2016, giá dầu đi xuống, song tính chung cả năm qua, cả dầu ngọt nhẹ của Mỹ và dầu Brent Biển Bắc đều chứng kiến mức tăng tốt nhất kể từ năm 2009.
Mở cửa muộn do nghỉ lễ Giáng Sinh, giá dầu bật tăng ngay phiên giao dịch đầu tiên của tuần này (27/12), với hy vọng nguồn cung sẽ thắt chặt hơn khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng đầu tiên giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất không thuộc OPEC có hiệu lực vào ngày 1/1/2017.
Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong phiên sau đó, khi giá của cả hai loại dầu chủ chốt đều đạt mức cao nhất trong 18 tháng qua, giữa bối cảnh thị trường đang chờ đợi các bằng chứng cho thấy nguồn cung từ các “đại gia” dầu mỏ sẽ được thắt chặt như cam kết đã đưa ra.
Tuy nhiên, trong hai phiên giao dịch cuối tuần, cũng là khép lại năm 2016, giá dầu lại đồng loạt đảo chiều hạ, do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) thông báo dự trữ dầu hàng tuần tăng.
Theo EIA, kho dự trữ dầu của nước này tính đến cuối tuần kết thúc ngày 23/12 đã tăng 614.000 thùng lên 486,1 triệu thùng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và trái với dự đoán giảm 2,1 triệu thùng của các chuyên gia.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch cuối năm 30/12, báo cáo từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc. cho hay, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng thêm hai chiếc trong tuần, đánh dấu tuần tăng thứ chín liên tiếp và nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ lên 525 giàn. Điều này càng tạo thêm áp lực giảm cho giá dầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 2/2017 giảm 5 xu Mỹ (0,1%), xuống 53,72 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng mất 3 xu Mỹ (0,1%), xuống 56,82 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2016, giá dầu Brent và dầu WTI lần lượt tăng 52% và 45%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, khi hai loại dầu này ghi nhận mức tăng cả năm lần lượt là 78% và 71%.
Giá dầu sưởi ấm giao tháng 1/2017 cũng tăng nhẹ phiên cuối tuần, khép phiên tại mức 60,36 xu/gallon (1 gallon=3,78 lít). Tính chung cả năm qua, giá mặt hàng này tăng gần 55%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2007.
Trong khi đó, giá khí tự nhiên giao tháng 2/2017 lại mất 7,8 xu Mỹ phiên cuối năm (tương đương 2,1%) xuống 3,724 USD/MMBtu (1 MMBtu=28,263 m3).
Giá nhiên liệu này đã tăng 12% trong tháng 12/2016, một phần là nhờ thông tin dự báo thời tiết tại Mỹ lạnh hơn bình thường. Tính chung cả năm 2016, giá khí tự nhiên của Mỹ tăng 59,4%, mức tăng mạnh nhất trong 11 năm qua.
Thứ Hai tuần tới (2/1), thị trường đóng cửa nghỉ lễ Năm mới.
Dù trong hai phiên cuối cùng của năm 2016, giá dầu đi xuống, song tính chung cả năm qua, cả dầu ngọt nhẹ của Mỹ và dầu Brent Biển Bắc đều chứng kiến mức tăng tốt nhất kể từ năm 2009.
Mở cửa muộn do nghỉ lễ Giáng Sinh, giá dầu bật tăng ngay phiên giao dịch đầu tiên của tuần này (27/12), với hy vọng nguồn cung sẽ thắt chặt hơn khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng đầu tiên giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất không thuộc OPEC có hiệu lực vào ngày 1/1/2017.
Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong phiên sau đó, khi giá của cả hai loại dầu chủ chốt đều đạt mức cao nhất trong 18 tháng qua, giữa bối cảnh thị trường đang chờ đợi các bằng chứng cho thấy nguồn cung từ các “đại gia” dầu mỏ sẽ được thắt chặt như cam kết đã đưa ra.
Tuy nhiên, trong hai phiên giao dịch cuối tuần, cũng là khép lại năm 2016, giá dầu lại đồng loạt đảo chiều hạ, do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) thông báo dự trữ dầu hàng tuần tăng.
Theo EIA, kho dự trữ dầu của nước này tính đến cuối tuần kết thúc ngày 23/12 đã tăng 614.000 thùng lên 486,1 triệu thùng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và trái với dự đoán giảm 2,1 triệu thùng của các chuyên gia.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch cuối năm 30/12, báo cáo từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc. cho hay, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng thêm hai chiếc trong tuần, đánh dấu tuần tăng thứ chín liên tiếp và nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ lên 525 giàn. Điều này càng tạo thêm áp lực giảm cho giá dầu.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2016, giá dầu Brent và dầu WTI lần lượt tăng 52% và 45%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, khi hai loại dầu này ghi nhận mức tăng cả năm lần lượt là 78% và 71%.
Giá dầu sưởi ấm giao tháng 1/2017 cũng tăng nhẹ phiên cuối tuần, khép phiên tại mức 60,36 xu/gallon (1 gallon=3,78 lít). Tính chung cả năm qua, giá mặt hàng này tăng gần 55%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2007.
Trong khi đó, giá khí tự nhiên giao tháng 2/2017 lại mất 7,8 xu Mỹ phiên cuối năm (tương đương 2,1%) xuống 3,724 USD/MMBtu (1 MMBtu=28,263 m3).
Giá nhiên liệu này đã tăng 12% trong tháng 12/2016, một phần là nhờ thông tin dự báo thời tiết tại Mỹ lạnh hơn bình thường. Tính chung cả năm 2016, giá khí tự nhiên của Mỹ tăng 59,4%, mức tăng mạnh nhất trong 11 năm qua.
Thứ Hai tuần tới (2/1), thị trường đóng cửa nghỉ lễ Năm mới.
Minh Trang -bnews.vn/ (Theo Reuters)
Relate Threads