Phiên giao dịch ngày 30/5 khá trầm lắng do thị trường Mỹ nghỉ lễ Ngày tưởng niệm.
Giá dầu phiên 30/5 biến động nhẹ khi giới đầu tư chờ thêm manh mối từ cuộc họp OPEC diễn ra vào thứ Năm 2/6 với dự đoán tâm điểm sẽ là vấn đề thừa cung toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,04 USD lên 49,37 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 0,1 USD lên 50,05 USD/thùng.
Trong gần 2 năm qua, tình trạng thừa cung toàn cầu đã khiến giá dầu lao dốc từ mức đỉnh trên 100 USD/thùng. Các nước sản xuất chủ chốt trong và ngoài OPEC liên tục tăng sản lượng trong một lỗ lực giành và giữ thị phần trong bối cảnh giá dầu ở mức thấp. Kết quả là thị trường vẫn thừa cung và giá tiếp tục chịu áp lực.
Nhưng do nguồn cung tại Canada và châu Phi bất ngờ bị gián đoạn, mất khoảng 3,5 triệu thùng/ngày trong những tuần gần đây, hôm thứ Năm 26/5 giá dầu đã tăng lên trên 50 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua.
Tuy sự gián đoạn nguồn cung tại Canada đang đi đến hồi kết - hãng Suncor Energy của Canada hôm Chủ nhật 29/5 cho biết sẽ bắt đầu tái khởi động, song hoạt động khai thác dầu tại Nigeria vẫn chưa ổn định. Theo báo cáo mới nhất, nhóm phiến quân Niger Delta Avenger tuyên bố đã làm nổ tung một cơ sản xuất dầu thô chủ chốt và một cảng xuất khẩu. Sản lượng dầu thô của Nigeria đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Hơn nữa, sản lượng dầu thô tại Mỹ và Trung Quốc cũng giảm do các hãng cắt giảm chi phí. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan tại Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 2 giàn xuống 316 giàn.
Goldman Sachs cho biết, giả sử số giàn khoan của Mỹ duy trì ở mức hiện tại, sản lượng dầu thô của nước này sẽ giảm 750.000 thùng/ngày giai đoạn từ quý IV/2015 đến quý IV/2016.
Sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4/2016 iamr 5,6% và được dự đoán tiếp tục giảm.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn hoài nghi về thời điểm thị trường sẽ tái cân bằng nhất là trong bối cảnh các nước sản xuất chủ chốt OPEC tiếp tục tăng sản lượng.
Giá dầu phiên 30/5 biến động nhẹ khi giới đầu tư chờ thêm manh mối từ cuộc họp OPEC diễn ra vào thứ Năm 2/6 với dự đoán tâm điểm sẽ là vấn đề thừa cung toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,04 USD lên 49,37 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 0,1 USD lên 50,05 USD/thùng.
Trong gần 2 năm qua, tình trạng thừa cung toàn cầu đã khiến giá dầu lao dốc từ mức đỉnh trên 100 USD/thùng. Các nước sản xuất chủ chốt trong và ngoài OPEC liên tục tăng sản lượng trong một lỗ lực giành và giữ thị phần trong bối cảnh giá dầu ở mức thấp. Kết quả là thị trường vẫn thừa cung và giá tiếp tục chịu áp lực.
Tuy sự gián đoạn nguồn cung tại Canada đang đi đến hồi kết - hãng Suncor Energy của Canada hôm Chủ nhật 29/5 cho biết sẽ bắt đầu tái khởi động, song hoạt động khai thác dầu tại Nigeria vẫn chưa ổn định. Theo báo cáo mới nhất, nhóm phiến quân Niger Delta Avenger tuyên bố đã làm nổ tung một cơ sản xuất dầu thô chủ chốt và một cảng xuất khẩu. Sản lượng dầu thô của Nigeria đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Hơn nữa, sản lượng dầu thô tại Mỹ và Trung Quốc cũng giảm do các hãng cắt giảm chi phí. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan tại Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 2 giàn xuống 316 giàn.
Goldman Sachs cho biết, giả sử số giàn khoan của Mỹ duy trì ở mức hiện tại, sản lượng dầu thô của nước này sẽ giảm 750.000 thùng/ngày giai đoạn từ quý IV/2015 đến quý IV/2016.
Sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4/2016 iamr 5,6% và được dự đoán tiếp tục giảm.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn hoài nghi về thời điểm thị trường sẽ tái cân bằng nhất là trong bối cảnh các nước sản xuất chủ chốt OPEC tiếp tục tăng sản lượng.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads