Trong tuần qua, giá dầu WTI hợp đồng giao ngay đã sụt giảm 4% từ 67 USD thùng xuống 64,5 USD/ thùng tính đến thời điểm sáng ngày 16/08. HSC nhận định năm 2018, PVD ghi nhận lợi nhuận âm 348 tỷ đồng (năm 2017 lãi 45 tỷ đồng).
HSC đã công bố báo cáo nhận định về Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD: hoSE) ngày 15/08. Theo đó, HSC nhận định rằng năm 2018 PVD sẽ ghi nhận lợi nhuận âm mặc dù vẫn kết quả kinh doanh Q3 và Q4 ở phía trước. Tuy nhiên, công ty này cũng nhận định PVD sẽ có lãi trong năm 2019 và định giá cổ phiếu PVD ở mức 20.000 đồng/cp, tương đương P/B dự phóng là 0,7 lần.
Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng đáng kể 88% so với cùng kỳ - đạt 2.726 tỷ đồng nhờ số ngày làm việc của các giàn khoan tự nâng nhiều hơn và doanh thu dịch vụ giếng khoan, thương mại tăng mạnh. Tuy nhiên PVD hiện vẫn đang chịu lỗ khi LNST của cổ đông công ty mẹ là âm 307 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ). Kết quả của các mảng kinh doanh của PVD như sau:
+ Doanh thu mảng dịch vụ khoan đạt 828 tỷ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ) và lỗ gộp 190 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là âm 23% (6 tháng đầu năm 2017 là âm 14%).
+ Doanh thu dịch vụ giếng khoan đạt 1.028 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ). Lợi nhuận gộp là 172 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ), tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là 17% (6 tháng đầu năm 2017 là 18%).
+ Doanh thu mảng thương mại đạt 868 tỷ đồng (tăng 635% so với cùng kỳ). Lợi nhuận gộp đạt 10,3 tỷ đồng (tăng 635% so với cùng kỳ), tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 3% (cùng kỳ năm 2017 là 17%).
Với giả định giá dầu WTI bình quân là 62 USD/thùng (tăng 22% so với năm ngoái), HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 âm 348 tỷ đồng. Dự báo mảng dịch vụ khoan đạt doanh thu 1.763 tỷ đồng (tăng trưởng 0,1%). Lỗ gộp của mảng này dự báo là 363 tỷ đồng (tăng 144%). Giá thuê ngày bình quân dự báo là 55.000 USD và tỷ lệ sử dụng công suất giàn khoan tự nâng dự báo đạt 85% (tương đương năm 2017).
Tuy nhiên chi phí hoạt động giàn khoan tự nâng dự báo tăng 20% lên 40.800 USD/ngày do lượng công việc tại thị trường nước ngoài (có chi phí cao hơn) tăng.
- Trong khi đó, giàn khoan TAD dự báo vẫn sẽ tạm ngừng hoạt động trong năm nay, vẫn trong quá trình bảo dưỡng tại PV Shipyard, với chi phí là khoảng 11.000 USD/ngày. Dự kiến giàn khoan TAD chỉ hoạt động trở lại trong năm 2020. Lưu ý là khi giàn khoan TAD hoạt động trở lại trong tương lai, PVD sẽ cần ~30 triệu USD để tái khởi động giàn khoan này từ chế độ ngừng hoạt động hiện nay.
Dự báo doanh thu mảng dịch vụ giếng dầu là 2.173 tỷ đồng (tăng trưởng 25%). Lợi nhuận gộp dự báo là 413 tỷ đồng (tăng trưởng 25%). Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp là 19% (tương đương năm 2017). Lợi nhuận của mảng này ổn định trong nhiều năm và ít bị ảnh hưởng của biến động giá dầu thô.
Doanh thu mảng thương mại dự báo đạt 1.609 tỷ đồng (tăng trưởng 300%). Lợi nhuận gộp dự báo đạt 48 tỷ đồng (tăng trưởng 75%). Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp là 3% (năm 2017 là 7%). Mặc dù đóng góp lớn vào doanh thu nhưng mảng thương mại không đóng nhiều lợi nhuận do biên lợi nhuận mỏng. Và để tăng doanh thu thì biên lợi nhuận thậm chí còn giảm tiếp.
Chi phí bán hàng & quản lý dự báo là 582 tỷ đồng (giảm 1% so với năm 2017), tương đương 11% tổng doanh thu (năm 2017 là 16%). Chúng tôi dự báo chi phí dự phòng nợ xấu giảm trong năm 2018. Thu nhập khác dự báo đạt 122 tỷ đồng (giảm 81% so với năm 2017).
HSC dự báo PVD sẽ hoàn nhập kỹ thuật ~100 tỷ đồng từ Quỹ Khoa học (số dư đầu kỳ năm 2018 của Quỹ này là 379 tỷ đồng). PVD còn có khoản nợ có vấn đề là 451 tỷ đồng từ PVEP; tuy nhiên khả năng thu hồi khoản nợ xấu này trong năm 2018 hiện là thấp.
Từ tất cả những giả định trên, LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là âm 348 tỷ đồng (năm 2017 là 45 tỷ đồng) và EPS dự phóng năm 2018 là âm 908đ; BVPS là 33.742đ, tương đương P/B dự phóng là 0,46 lần tại thị giá cổ phiếu hiện tại.
Giá dầu WTI giao ngay thời gian gần đây (Nguồn: FxPro)
Trong năm 2019, HSC kỳ vọng PVD sẽ đạt được mục tiêu không lỗ, với tổng doanh thu dự phóng đạt 6.400 tỷ Đồng (tăng 15% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 5 tỷ Đồng. Các giả định chính của công ty như sau:
• Giá dầu thô WTI đạt mức trung bình 65 Đô / thùng
• HSC kỳ vọng hoạt động thăm dò khai thác tại Việt Nam và Đông Nam Á sẽ bắt đầu tăng lên khi mặt bằng giá dầu đã được giữ ổn định tại mức cao và có thể tạo nhiều lợi nhuận
• Các dàn khoan tự nâng dự báo có giá thuê ngày bình quân là 62.000 USD (tăng 13% so với năm trước) và tỷ lệ hoạt động là 90% (cao hơn 6% so với năm trước). Chi phí hoạt động của các giàn khoan tự nâng được dự báo sẽ giảm đáng kể 20% xuống khoảng 34.000 USD / ngày, chủ yếu đến từ kỳ vọng dự án Block B - Ô Môn sẽ chính thức khởi công trong năm 2019 và đem lại cho PVD khối lượng công việc thực hiện trong thị trường nội địa cao hơn.
• PVD có thể sẽ thu hồi được 141 tỷ Đồng (khoảng 30% tổng nợ xấu từ PVEP). Với các giả định trên, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 5 tỷ Đồng (so với mức lỗ 348 tỷ đồng trong năm 2018), tương đương với EPS là 14 Đồng và BVPS là 30.062 đồng. Ở mức giá cổ phiếu hiện tại, tỷ lệ P/B dự phóng năm 2019 của PVD là 0,51 lần. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 20.000đ, tương đương P/B dự phóng là 0,7 lần.
Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng đáng kể 88% so với cùng kỳ - đạt 2.726 tỷ đồng nhờ số ngày làm việc của các giàn khoan tự nâng nhiều hơn và doanh thu dịch vụ giếng khoan, thương mại tăng mạnh. Tuy nhiên PVD hiện vẫn đang chịu lỗ khi LNST của cổ đông công ty mẹ là âm 307 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ). Kết quả của các mảng kinh doanh của PVD như sau:
+ Doanh thu mảng dịch vụ khoan đạt 828 tỷ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ) và lỗ gộp 190 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là âm 23% (6 tháng đầu năm 2017 là âm 14%).
+ Doanh thu dịch vụ giếng khoan đạt 1.028 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ). Lợi nhuận gộp là 172 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ), tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là 17% (6 tháng đầu năm 2017 là 18%).
+ Doanh thu mảng thương mại đạt 868 tỷ đồng (tăng 635% so với cùng kỳ). Lợi nhuận gộp đạt 10,3 tỷ đồng (tăng 635% so với cùng kỳ), tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 3% (cùng kỳ năm 2017 là 17%).
Với giả định giá dầu WTI bình quân là 62 USD/thùng (tăng 22% so với năm ngoái), HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 âm 348 tỷ đồng. Dự báo mảng dịch vụ khoan đạt doanh thu 1.763 tỷ đồng (tăng trưởng 0,1%). Lỗ gộp của mảng này dự báo là 363 tỷ đồng (tăng 144%). Giá thuê ngày bình quân dự báo là 55.000 USD và tỷ lệ sử dụng công suất giàn khoan tự nâng dự báo đạt 85% (tương đương năm 2017).
Tuy nhiên chi phí hoạt động giàn khoan tự nâng dự báo tăng 20% lên 40.800 USD/ngày do lượng công việc tại thị trường nước ngoài (có chi phí cao hơn) tăng.
- Trong khi đó, giàn khoan TAD dự báo vẫn sẽ tạm ngừng hoạt động trong năm nay, vẫn trong quá trình bảo dưỡng tại PV Shipyard, với chi phí là khoảng 11.000 USD/ngày. Dự kiến giàn khoan TAD chỉ hoạt động trở lại trong năm 2020. Lưu ý là khi giàn khoan TAD hoạt động trở lại trong tương lai, PVD sẽ cần ~30 triệu USD để tái khởi động giàn khoan này từ chế độ ngừng hoạt động hiện nay.
Dự báo doanh thu mảng dịch vụ giếng dầu là 2.173 tỷ đồng (tăng trưởng 25%). Lợi nhuận gộp dự báo là 413 tỷ đồng (tăng trưởng 25%). Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp là 19% (tương đương năm 2017). Lợi nhuận của mảng này ổn định trong nhiều năm và ít bị ảnh hưởng của biến động giá dầu thô.
Doanh thu mảng thương mại dự báo đạt 1.609 tỷ đồng (tăng trưởng 300%). Lợi nhuận gộp dự báo đạt 48 tỷ đồng (tăng trưởng 75%). Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp là 3% (năm 2017 là 7%). Mặc dù đóng góp lớn vào doanh thu nhưng mảng thương mại không đóng nhiều lợi nhuận do biên lợi nhuận mỏng. Và để tăng doanh thu thì biên lợi nhuận thậm chí còn giảm tiếp.
Chi phí bán hàng & quản lý dự báo là 582 tỷ đồng (giảm 1% so với năm 2017), tương đương 11% tổng doanh thu (năm 2017 là 16%). Chúng tôi dự báo chi phí dự phòng nợ xấu giảm trong năm 2018. Thu nhập khác dự báo đạt 122 tỷ đồng (giảm 81% so với năm 2017).
HSC dự báo PVD sẽ hoàn nhập kỹ thuật ~100 tỷ đồng từ Quỹ Khoa học (số dư đầu kỳ năm 2018 của Quỹ này là 379 tỷ đồng). PVD còn có khoản nợ có vấn đề là 451 tỷ đồng từ PVEP; tuy nhiên khả năng thu hồi khoản nợ xấu này trong năm 2018 hiện là thấp.
Từ tất cả những giả định trên, LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là âm 348 tỷ đồng (năm 2017 là 45 tỷ đồng) và EPS dự phóng năm 2018 là âm 908đ; BVPS là 33.742đ, tương đương P/B dự phóng là 0,46 lần tại thị giá cổ phiếu hiện tại.
Giá dầu WTI giao ngay thời gian gần đây (Nguồn: FxPro)
Trong năm 2019, HSC kỳ vọng PVD sẽ đạt được mục tiêu không lỗ, với tổng doanh thu dự phóng đạt 6.400 tỷ Đồng (tăng 15% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 5 tỷ Đồng. Các giả định chính của công ty như sau:
• Giá dầu thô WTI đạt mức trung bình 65 Đô / thùng
• HSC kỳ vọng hoạt động thăm dò khai thác tại Việt Nam và Đông Nam Á sẽ bắt đầu tăng lên khi mặt bằng giá dầu đã được giữ ổn định tại mức cao và có thể tạo nhiều lợi nhuận
• Các dàn khoan tự nâng dự báo có giá thuê ngày bình quân là 62.000 USD (tăng 13% so với năm trước) và tỷ lệ hoạt động là 90% (cao hơn 6% so với năm trước). Chi phí hoạt động của các giàn khoan tự nâng được dự báo sẽ giảm đáng kể 20% xuống khoảng 34.000 USD / ngày, chủ yếu đến từ kỳ vọng dự án Block B - Ô Môn sẽ chính thức khởi công trong năm 2019 và đem lại cho PVD khối lượng công việc thực hiện trong thị trường nội địa cao hơn.
• PVD có thể sẽ thu hồi được 141 tỷ Đồng (khoảng 30% tổng nợ xấu từ PVEP). Với các giả định trên, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 5 tỷ Đồng (so với mức lỗ 348 tỷ đồng trong năm 2018), tương đương với EPS là 14 Đồng và BVPS là 30.062 đồng. Ở mức giá cổ phiếu hiện tại, tỷ lệ P/B dự phóng năm 2019 của PVD là 0,51 lần. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 20.000đ, tương đương P/B dự phóng là 0,7 lần.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Relate Threads