Giá dầu thô Mỹ hôm thứ Năm đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng hai tuần nhờ tồn kho dầu thô ở nước này giảm mạnh. Trong khi đó giá dầu quốc tế quay đầu giảm trước khả năng OPEC quyết tăng sản lượng.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tăng 25 cent, tương ứng 0,4%, lên 66,89 USD/thùng tại sàn Nymex. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ 31/5. Giá dầu WTI đã tăng liên tiếp 4 phiên.
Ngược lại, giá dầu Brent giao tháng 8 đóng cửa giảm 80 cent, tương ứng 1%, xuống 75,94 USD/thùng tại sàn London, dù trước đó trong phiên tăng 1,1%.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư cho biết tồn kho dầu thô của nước này giảm 4,1 triệu thùng trong tuần trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc 30/3.
Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu thô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới lại tăng 100.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục mới là 10,9 triệu USD/thùng, vẫn theo số liệu của EIA.
Theo Tyler Richey, đồng chủ bút của tờ Sevens Report, hai trụ cột chính giúp giá dầu năm 2018 tăng mạnh là mức tuân thủ cao thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và một số nước phi thành viên, và tốc độ tăng sản lượng Mỹ chậm lại. Thế nhưng thị trường đang đặt câu hỏi đối với cả 2 yếu tố đó khi OPEC họp vào ngày 22/6 tới và sản lượng Mỹ tăng mạnh trở lại.
“Nếu cả hai trụ đỡ đó sụp đổ, điều đó đồng nghĩa với việc sự đảo chiều xu hướng đang diễn ra trên thị trường”, Richey nói.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp vào tuần tới để quyết định triển vọng cắt giảm sản lượng khi thỏa thuận giữa tổ chức này và 10 nước thành viên do Nga dẫn đầu hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Gần đây có tin Saudi Arabia và Nga muốn nâng trần sản lượng để bù đắp lượng hụt từ Iran và Venezuela – hai nước thành viên của OPEC.
Robert Yawger, Giám đốc Mizuho Securities USA, cho dẫn các thông tin cho biết Saudi Arabia và Nga sẽ đề xuất tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng, còn Iraq lại muốn giữ nguyên kế hoạch hiện nay.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tăng 25 cent, tương ứng 0,4%, lên 66,89 USD/thùng tại sàn Nymex. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ 31/5. Giá dầu WTI đã tăng liên tiếp 4 phiên.
Ngược lại, giá dầu Brent giao tháng 8 đóng cửa giảm 80 cent, tương ứng 1%, xuống 75,94 USD/thùng tại sàn London, dù trước đó trong phiên tăng 1,1%.
Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu thô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới lại tăng 100.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục mới là 10,9 triệu USD/thùng, vẫn theo số liệu của EIA.
Theo Tyler Richey, đồng chủ bút của tờ Sevens Report, hai trụ cột chính giúp giá dầu năm 2018 tăng mạnh là mức tuân thủ cao thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và một số nước phi thành viên, và tốc độ tăng sản lượng Mỹ chậm lại. Thế nhưng thị trường đang đặt câu hỏi đối với cả 2 yếu tố đó khi OPEC họp vào ngày 22/6 tới và sản lượng Mỹ tăng mạnh trở lại.
“Nếu cả hai trụ đỡ đó sụp đổ, điều đó đồng nghĩa với việc sự đảo chiều xu hướng đang diễn ra trên thị trường”, Richey nói.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ họp vào tuần tới để quyết định triển vọng cắt giảm sản lượng khi thỏa thuận giữa tổ chức này và 10 nước thành viên do Nga dẫn đầu hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Gần đây có tin Saudi Arabia và Nga muốn nâng trần sản lượng để bù đắp lượng hụt từ Iran và Venezuela – hai nước thành viên của OPEC.
Robert Yawger, Giám đốc Mizuho Securities USA, cho dẫn các thông tin cho biết Saudi Arabia và Nga sẽ đề xuất tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng, còn Iraq lại muốn giữ nguyên kế hoạch hiện nay.
MINH ANH
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads