Giá dầu tiếp tục xu hướng đi xuống trong phiên giao dịch ngày 27/1 tại thị trường châu Á, giữa bối cảnh mối lo ngại dai dẳng về tình trạng dôi dư nguồn cung trên thị trường năng lượng.
Cuối phiên giao dịch chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2016 giảm 39 xu Mỹ (1,24%), xuống 31,06 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 17 xu (0,53%), xuống 31,63 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đêm trước (26/1), tại thị trường Mỹ, giá dầu đi lên sau khi có tin đồn rằng Saudi Arabia và Nga có khả năng sẽ phối hợp để “chung tay” cắt giảm sản lượng khai thác. Phát biểu mới đây tại Kuwait, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adel Abdulmahdi cho biết, Baghdad “sẵn sàng hợp tác” cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, với điều kiện các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng làm như vậy.
Trong khi đó, theo nguồn tin từ hãng thông tấn quốc gia Tass của Nga, tập đoàn dầu mỏ Lukoil của nước này mới đây đã đề xuất Chính phủ đàm phán với OPEC về việc hạn chế sản lượng dầu mỏ. Thông tin này đã giúp nhen nhóm hy vọng về sự phục hồi của giá dầu trong thời gian tới, qua đó đẩy giá dầu đi lên tại thị trường New York và London. Vào cuối tuần trước, giá dầu cũng bật tăng từ mức “đáy” của 12 tuần nhờ kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tung ra các gói kích thích kinh tế mới.
Tuy nhiên, quan ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ yếu và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại vẫn đeo bám thị trường năng lượng. Sự suy giảm của giá dầu trong phiên 27/1 tại thị trường châu Á còn bắt nguồn từ tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước khi đón nhận báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu thô của Bộ Năng lượng Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày.
Thêm vào đó, đồng USD mạnh lên cũng góp phần tạo sức ép giảm lên giá dầu, bởi nó khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh như dầu trở nên đắt đỏ hơn.
Cuối phiên giao dịch chiều tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2016 giảm 39 xu Mỹ (1,24%), xuống 31,06 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 17 xu (0,53%), xuống 31,63 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đêm trước (26/1), tại thị trường Mỹ, giá dầu đi lên sau khi có tin đồn rằng Saudi Arabia và Nga có khả năng sẽ phối hợp để “chung tay” cắt giảm sản lượng khai thác. Phát biểu mới đây tại Kuwait, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adel Abdulmahdi cho biết, Baghdad “sẵn sàng hợp tác” cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, với điều kiện các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng làm như vậy.
Tuy nhiên, quan ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ yếu và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại vẫn đeo bám thị trường năng lượng. Sự suy giảm của giá dầu trong phiên 27/1 tại thị trường châu Á còn bắt nguồn từ tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước khi đón nhận báo cáo hàng tuần về dự trữ dầu thô của Bộ Năng lượng Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày.
Thêm vào đó, đồng USD mạnh lên cũng góp phần tạo sức ép giảm lên giá dầu, bởi nó khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh như dầu trở nên đắt đỏ hơn.
Theo: Bnews.vn
Relate Threads