Ngoài ra, giới đầu tư tỏ ra lo ngại tình trạng thừa cung toàn cầu sẽ tiếp tục.
Giá dầu phiên 28/12 giảm khi số liệu kinh tế thất vọng của Nhật Bản gia tăng lo ngại tình trạng thừa cung toàn cầu chưa thể sớm kết thúc.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,29 USD, tương đương 3,4%, xuống 36,81 USD/thùng, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Từ đầu năm đến nay giá dầu WTI giảm 30%.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương ứng 3,5%, xuống 36,62 USD/thùng. Từ đầu năm giá dầu Brent giảm 36%.
Số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 11/2015 giảm 1%, khiến chứng khoán Trung Quốc cũng giảm đồng thời dấy lên lo ngại về sức khỏe nền kinh tế cũng như sức tiêu thụ dầu thô tại châu Á, theo giới phân tích.
Giới đầu tư đang theo dõi rất sát sao thị trường Trung Quốc trong những tuần gần đây kể từ khi Fed quyết định nâng lãi suất sau phiên họp chính sách kết thúc hôm 16/12 vừa qua, giúp USD tăng vọt và khiến giới đầu tư nhớ lại mùa hè năm ngoái khi giá dầu lao dốc do chứng khoán mất điểm và Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới - phá giá nhân dân tệ. Nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tiêu thụ dầu không thể tăng đủ mạnh để giúp đảo ngược tình trạng thừa cung toàn cầu.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ dường như vẫn tiếp tục tăng bất chấp giá giảm 70% từ mức đỉnh năm 2014. Số liệu của Genscape công bố hôm thứ Hai 28/12 cho thấy, lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, tăng thêm hơn 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào thứ Sáu 25/12.
Tuần trước, OPEC xác nhận rằng sản lượng dầu thô của Khối sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, tăng thêm áp lực lên giá dầu. Thừa cung toàn cầu cũng sẽ trầm trọng thêm khi Iran tăng sản lượng và xuất khẩu, có thể thêm 500.000 thùng vào thị trường khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng giá dầu có thể được hỗ trợ nếu kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng và nếu kinh tế Trung Quốc ổn định nhờ một loạt biện pháp kích thích của chính phủ.
Giá dầu phiên 28/12 giảm khi số liệu kinh tế thất vọng của Nhật Bản gia tăng lo ngại tình trạng thừa cung toàn cầu chưa thể sớm kết thúc.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,29 USD, tương đương 3,4%, xuống 36,81 USD/thùng, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Từ đầu năm đến nay giá dầu WTI giảm 30%.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương ứng 3,5%, xuống 36,62 USD/thùng. Từ đầu năm giá dầu Brent giảm 36%.
Giới đầu tư đang theo dõi rất sát sao thị trường Trung Quốc trong những tuần gần đây kể từ khi Fed quyết định nâng lãi suất sau phiên họp chính sách kết thúc hôm 16/12 vừa qua, giúp USD tăng vọt và khiến giới đầu tư nhớ lại mùa hè năm ngoái khi giá dầu lao dốc do chứng khoán mất điểm và Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới - phá giá nhân dân tệ. Nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tiêu thụ dầu không thể tăng đủ mạnh để giúp đảo ngược tình trạng thừa cung toàn cầu.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ dường như vẫn tiếp tục tăng bất chấp giá giảm 70% từ mức đỉnh năm 2014. Số liệu của Genscape công bố hôm thứ Hai 28/12 cho thấy, lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, tăng thêm hơn 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào thứ Sáu 25/12.
Tuần trước, OPEC xác nhận rằng sản lượng dầu thô của Khối sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, tăng thêm áp lực lên giá dầu. Thừa cung toàn cầu cũng sẽ trầm trọng thêm khi Iran tăng sản lượng và xuất khẩu, có thể thêm 500.000 thùng vào thị trường khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng giá dầu có thể được hỗ trợ nếu kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng và nếu kinh tế Trung Quốc ổn định nhờ một loạt biện pháp kích thích của chính phủ.
Theo: nhipcaudautu.vn
Relate Threads