Giá dầu thô ngày 10-10 tăng gần 3% sau khi Nga cho biết sẵn sàng tham gia thỏa thuận “đóng băng” sản lượng với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và kêu gọi các nước khác cùng tham gia thỏa thuận này.
Đóng cửa giao dịch ngày 10-10 tại Mỹ, giá dầu thô WTI kỳ hạn tăng 3,1% so với ngày trước đó, lên 51,35 đô la Mỹ/thùng. Trong ngày, giá dầu thô WTI kỳ hạn có lúc đạt 51,6 đô la Mỹ/thùng – cao nhất kể từ ngày 9-6.
Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Khalid Al-Falih. Ảnh: Reuters
Cùng ngày, tại London, giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 2,3% so với ngày trước đó, đóng cửa ở mức 53,14 đô la Mỹ/thùng. Trong ngày, giá dầu thô Brent kỳ hạn có lúc đạt 53,73 đô la Mỹ/thùng – mức cao nhất kể từ ngày 9-10-2015.
Ngày 10-10, Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi, ông Khalid al-Falih, cho biết ông rất lạc quan vào thỏa thuận “đóng băng” sản lượng chính thức thực hiện vào tháng 11-2016. Tháng trước, bên lề Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 15 ở Algeria, lần đầu tiên trong 8 năm qua, OPEC nhất trí hạn chế sản lượng khai thác nhằm đẩy giá dầu cao hơn.
Bộ trưởng năng lượng Algeria, ông Nouredine Bouterfa, lên tiếng kêu gọi sự hợp tác của các nước ngoài OPEC.
Đáp lại lời kêu gọi trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng tham gia thỏa thuận chung về việc đóng băng sản lượng và đang kêu gọi các nước khác cùng tham gia
"Giá dầu có thể trở lại mức 60 đô la Mỹ/thùng vào cuối năm nay"
Phát biểu khai mạc Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23 tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 10-10, Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Al-Falih nhận định cung và cầu trên thị trường dầu đang dần hội tụ và trên cơ sở đó, việc giá dầu trở lại mức 60 đô la Mỹ/thùng vào cuối năm nay không phải là không thể.
Theo ông Al-Falih, OPEC cần đảm bảo để không tạo cú sốc đối với thị trường. Bộ trưởng Al-Falih cho biết Ả-rập Saudi – nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC – đã sẵn sàng ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra đối với giá dầu.
Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23 với nội dung thảo luận chính là triển vọng phát triển năng lượng trên thế giới trong những thập niên tới.
Venezuela kêu gọi thiết lập cơ chế mới đẩy giá dầu tăng
Tại Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro kêu gọi các nước thành viên và không phải thành viên OPEC thiết lập "cơ chế mới" đảm bảo cho giá dầu .
Tổng thống Maduro nhấn mạnh cuộc họp không chính thức giữa các nước thành viên OPEC và có thể bao gồm Nga - nước không phải thành viên OPEC – vào tháng 11-2016 có thể là bước đi đầu tiên hướng đến việc thành lập một liên minh mới và hy vọng các bộ trưởng năng lượng tham dự cuộc họp thông qua thỏa thuận “đóng băng” sản lượng.
Vẫn còn nhiều lo ngại
Mặc dù xuất hiện sự lạc quan về giá dầu nhưng hiện vẫn còn nhiều lo ngại xung quanh thỏa thuận đầu tiên mà OPEC đạt được trong 8 năm qua. Iraq – nước sản xuất dầu lớn thứ 2 trong OPEC – cho biết muốn tăng sản lượng trong năm 2017, trong khi thỏa thuận đóng băng sản lượng dự kiến được ký kết vào tháng 11-2016.
Bên cạnh đó, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng cho thấy sự hồi phục trong hoạt động sản xuất tại đây. Trong trường hợp các nhà sản xuất tại Mỹ thúc đẩy sản lượng để tận dụng sự phục hồi của giá dầu, mọi nỗ lực để cân bằng thị trường của OPEC coi như công cốc.
Đóng cửa giao dịch ngày 10-10 tại Mỹ, giá dầu thô WTI kỳ hạn tăng 3,1% so với ngày trước đó, lên 51,35 đô la Mỹ/thùng. Trong ngày, giá dầu thô WTI kỳ hạn có lúc đạt 51,6 đô la Mỹ/thùng – cao nhất kể từ ngày 9-6.
Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Khalid Al-Falih. Ảnh: Reuters
Ngày 10-10, Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi, ông Khalid al-Falih, cho biết ông rất lạc quan vào thỏa thuận “đóng băng” sản lượng chính thức thực hiện vào tháng 11-2016. Tháng trước, bên lề Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 15 ở Algeria, lần đầu tiên trong 8 năm qua, OPEC nhất trí hạn chế sản lượng khai thác nhằm đẩy giá dầu cao hơn.
Bộ trưởng năng lượng Algeria, ông Nouredine Bouterfa, lên tiếng kêu gọi sự hợp tác của các nước ngoài OPEC.
Đáp lại lời kêu gọi trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng tham gia thỏa thuận chung về việc đóng băng sản lượng và đang kêu gọi các nước khác cùng tham gia
"Giá dầu có thể trở lại mức 60 đô la Mỹ/thùng vào cuối năm nay"
Phát biểu khai mạc Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23 tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 10-10, Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Saudi Al-Falih nhận định cung và cầu trên thị trường dầu đang dần hội tụ và trên cơ sở đó, việc giá dầu trở lại mức 60 đô la Mỹ/thùng vào cuối năm nay không phải là không thể.
Theo ông Al-Falih, OPEC cần đảm bảo để không tạo cú sốc đối với thị trường. Bộ trưởng Al-Falih cho biết Ả-rập Saudi – nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC – đã sẵn sàng ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra đối với giá dầu.
Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23 với nội dung thảo luận chính là triển vọng phát triển năng lượng trên thế giới trong những thập niên tới.
Venezuela kêu gọi thiết lập cơ chế mới đẩy giá dầu tăng
Tại Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 23, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro kêu gọi các nước thành viên và không phải thành viên OPEC thiết lập "cơ chế mới" đảm bảo cho giá dầu .
Tổng thống Maduro nhấn mạnh cuộc họp không chính thức giữa các nước thành viên OPEC và có thể bao gồm Nga - nước không phải thành viên OPEC – vào tháng 11-2016 có thể là bước đi đầu tiên hướng đến việc thành lập một liên minh mới và hy vọng các bộ trưởng năng lượng tham dự cuộc họp thông qua thỏa thuận “đóng băng” sản lượng.
Vẫn còn nhiều lo ngại
Mặc dù xuất hiện sự lạc quan về giá dầu nhưng hiện vẫn còn nhiều lo ngại xung quanh thỏa thuận đầu tiên mà OPEC đạt được trong 8 năm qua. Iraq – nước sản xuất dầu lớn thứ 2 trong OPEC – cho biết muốn tăng sản lượng trong năm 2017, trong khi thỏa thuận đóng băng sản lượng dự kiến được ký kết vào tháng 11-2016.
Bên cạnh đó, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng cho thấy sự hồi phục trong hoạt động sản xuất tại đây. Trong trường hợp các nhà sản xuất tại Mỹ thúc đẩy sản lượng để tận dụng sự phục hồi của giá dầu, mọi nỗ lực để cân bằng thị trường của OPEC coi như công cốc.
THời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads