Chủ tịch kiêm CEO Exxon Mobil Rex Tillerson, người vừa được Tổng thống Mỹ đắc cử chọn vào ghế Ngoại trưởng Mỹ, có quan hệ sâu sắc với Nga. Hồi năm 2011, ông từng sử dụng yếu tố này để làm lợi cho doanh nghiệp.
Theo CNN, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đến mừng thỏa thuận nhằm khám phá nguồn tài nguyên dầu thô lớn của Nga ở Bắc Cực mà Exxon Mobil đạt hồi năm 2011. Dù vậy, thỏa thuận trên nguội lạnh vì lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt lên Nga vào năm 2014 vì căng thẳng ở Ukraine.
Nếu có doanh nghiệp Mỹ nào hưởng lợi lớn từ chuyện Nga được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đó sẽ là Exxon. Với việc được đề bạt làm Ngoại trưởng Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông Tillerson đang đứng ở vị thế tốt để biến điều này thành hiện thực.
“Những lợi ích tốt nhất đứng về phía Exxon nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Trong số tất cả các doanh nghiệp năng lượng, Exxon sẽ hưởng lợi lớn nhất”, nhà phân tích năng lượng cao cấp Brian Youngberg tại hãng Edward Jones cho biết.
Thỏa thuận giữa Exxon với hãng dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft không phải là thỏa thuận bình thường. Nó là trận cược lớn vào nửa thế kỷ của ngành công nghiệp dầu mỏ sau này và ông Tillerson “đặt cược sự nghiệp của mình” vào đó theo nhà phân tích kỳ cựu Fadel Gheit thuộc hãng Oppenheimer.
“Bắc Cực là biên giới mới vì nó là khu vực hoàn toàn mới. Lượng dầu dự trữ có thể gây kinh ngạc”, ông Gheit nhận định. Exxon ước tính công ty có thể mất đến 1 tỉ USD vì các lệnh trừng phạt. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt đặt ra trở ngại rất lớn trên con đường phát triển tài sản được đánh giá cao của Exxon, ở thời điểm mà các mỏ dầu cũ của hãng đang dần cạn.
Trước đó, ông Tillerson từng phát biểu cho thấy ông không phải “fan” của lệnh trừng phạt. Tháng 5.2015, Tillerson cho hay hãng Exxon “không ủng hộ các biện pháp trừng phạt” vì chúng không hiệu quả trừ phi được thực hiện tốt. Đây vốn là chuyện khó làm.
Người đàn ông của hãng Exxon không ngần ngại thể hiện mong muốn nối lại hoạt động ở vùng Bắc Cực của Nga. Dù ông Tillerson cho hay các biện pháp trừng phạt buộc công ty phải “tháo dỡ toàn bộ khả năng và cơ sở hạ tầng” ở Bắc Cực Nga, Exxon không mất hẳn vị trí của họ ở đây. Ông cho biết Nga đã và đang “làm nhiều điều để giúp chúng tôi bám vào quyền lợi chúng tôi có”.
Hẳn nhiên, các liên kết tài chính trực tiếp của ông Tillerson vào Exxon có thể bị cắt đứt nếu ông được chấp thuận làm Ngoại trưởng Mỹ. 600.000 cổ phiếu Exxon mà ông sở hữu có thể bị bán hoặc đưa vào các quỹ đầu tư để tránh xung đột với lợi ích quốc gia.
Dù vậy, hãng tin Mỹ cho hay ông Tillerson cũng hứa hẹn nhiều hơn 2 triệu cổ phiếu Exxon trong thập niên tới. Số cổ phiếu trên có giá trị lớn 184 triệu USD ở thời giá, đặt ra câu hỏi về đạo đức và pháp lý vì tác động lớn của ông Tillerson lên hoạt động kinh doanh của Exxon.
Ông Tillerson góp mặt tại Exxon trong toàn bộ sự nghiệp của mình, bỏ túi hơn 240 triệu USD kể từ năm 2006. Vai trò của ông tại Exxon là lý do vì sao ông được cân nhắc vào vị trí cao như vậy trong nội các Mỹ ngay từ đầu. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio lên tiếng cho hay ông có “quan ngại sâu sắc” về việc ông Tillerson trở thành Ngoại trưởng Mỹ kế tiếp. Ông Rubio cho rằng Ngoại trưởng Mỹ nên “tránh khỏi các xung đột về lợi ích”.
Một số ý kiến ngờ vực rằng Exxon đầu tư mạnh vào vùng Bắc Cực của Nga ngay lúc này. Song giá dầu hiện tại có thể làm chùn ý chí chi tiền để tìm kiếm và bơm dầu Bắc Cực nổi tiếng là khó. Vì thế, chuyên gia Pavel Molchanov thuộc hãng Raymond James cho rằng: “Tầm quan trọng của Nga không nên được phóng đại. Đây không phải là trường hợp kết thúc tất cả, hoặc có lợi toàn diện cho Exxon”.
Song ông Geit của hãng Oppenheimer cho rằng Exxon đang chơi lâu dài ở Nga nếu không quan tâm đến giá dầu thấp nhưng đang tăng hiện thời. “Bạn không xây giếng dầu và nhìn vào đồng hồ của mình. Sẽ mất từ một đến hai thế hệ CEO của Exxon để hãng thực sự gặt hái lợi ích”, ông Gheit nói.
Tầm quan trọng trong hoạt động tìm biên giới dầu tiếp theo của Exxon không nên bị đánh giá thấp. Các công ty dầu mỏ liên tiếp phải bỏ bớt tài sản của mình. Quý trước, Exxon bơm dầu đáng kinh ngạc 2,2 triệu thùng/ngày. Để giữ cho hoạt động sản xuất ổn định, chuyên gia Gheit cho rằng Exxon cần phải thâu tóm một công ty có kích thước lớn mỗi năm và liên tục làm như thế.
Thỏa thuận với Rosneft cũng rất quan trọng với di sản mà ông Tillerson có thể để lại hãng Exxon. 10 năm mà ông lèo lái hãng Exxon vẫn còn thiếu thỏa thuận mang tính thay đổi như người tiền nhiệm Lee Raymond từng đạt được vào năm 1999, khi sáp nhập với hãng Mobil. Chuyên gia Gheit nhận định: “Tillerson không có dấu son lớn nào để lại, ngoại trừ Bắc Cực. Đây là thành tựu trong sự nghiệp của ông”.
Theo CNN, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đến mừng thỏa thuận nhằm khám phá nguồn tài nguyên dầu thô lớn của Nga ở Bắc Cực mà Exxon Mobil đạt hồi năm 2011. Dù vậy, thỏa thuận trên nguội lạnh vì lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt lên Nga vào năm 2014 vì căng thẳng ở Ukraine.
Nếu có doanh nghiệp Mỹ nào hưởng lợi lớn từ chuyện Nga được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đó sẽ là Exxon. Với việc được đề bạt làm Ngoại trưởng Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông Tillerson đang đứng ở vị thế tốt để biến điều này thành hiện thực.
“Những lợi ích tốt nhất đứng về phía Exxon nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Trong số tất cả các doanh nghiệp năng lượng, Exxon sẽ hưởng lợi lớn nhất”, nhà phân tích năng lượng cao cấp Brian Youngberg tại hãng Edward Jones cho biết.
Thỏa thuận giữa Exxon với hãng dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft không phải là thỏa thuận bình thường. Nó là trận cược lớn vào nửa thế kỷ của ngành công nghiệp dầu mỏ sau này và ông Tillerson “đặt cược sự nghiệp của mình” vào đó theo nhà phân tích kỳ cựu Fadel Gheit thuộc hãng Oppenheimer.
“Bắc Cực là biên giới mới vì nó là khu vực hoàn toàn mới. Lượng dầu dự trữ có thể gây kinh ngạc”, ông Gheit nhận định. Exxon ước tính công ty có thể mất đến 1 tỉ USD vì các lệnh trừng phạt. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt đặt ra trở ngại rất lớn trên con đường phát triển tài sản được đánh giá cao của Exxon, ở thời điểm mà các mỏ dầu cũ của hãng đang dần cạn.
Trước đó, ông Tillerson từng phát biểu cho thấy ông không phải “fan” của lệnh trừng phạt. Tháng 5.2015, Tillerson cho hay hãng Exxon “không ủng hộ các biện pháp trừng phạt” vì chúng không hiệu quả trừ phi được thực hiện tốt. Đây vốn là chuyện khó làm.
Hẳn nhiên, các liên kết tài chính trực tiếp của ông Tillerson vào Exxon có thể bị cắt đứt nếu ông được chấp thuận làm Ngoại trưởng Mỹ. 600.000 cổ phiếu Exxon mà ông sở hữu có thể bị bán hoặc đưa vào các quỹ đầu tư để tránh xung đột với lợi ích quốc gia.
Dù vậy, hãng tin Mỹ cho hay ông Tillerson cũng hứa hẹn nhiều hơn 2 triệu cổ phiếu Exxon trong thập niên tới. Số cổ phiếu trên có giá trị lớn 184 triệu USD ở thời giá, đặt ra câu hỏi về đạo đức và pháp lý vì tác động lớn của ông Tillerson lên hoạt động kinh doanh của Exxon.
Ông Tillerson góp mặt tại Exxon trong toàn bộ sự nghiệp của mình, bỏ túi hơn 240 triệu USD kể từ năm 2006. Vai trò của ông tại Exxon là lý do vì sao ông được cân nhắc vào vị trí cao như vậy trong nội các Mỹ ngay từ đầu. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio lên tiếng cho hay ông có “quan ngại sâu sắc” về việc ông Tillerson trở thành Ngoại trưởng Mỹ kế tiếp. Ông Rubio cho rằng Ngoại trưởng Mỹ nên “tránh khỏi các xung đột về lợi ích”.
Một số ý kiến ngờ vực rằng Exxon đầu tư mạnh vào vùng Bắc Cực của Nga ngay lúc này. Song giá dầu hiện tại có thể làm chùn ý chí chi tiền để tìm kiếm và bơm dầu Bắc Cực nổi tiếng là khó. Vì thế, chuyên gia Pavel Molchanov thuộc hãng Raymond James cho rằng: “Tầm quan trọng của Nga không nên được phóng đại. Đây không phải là trường hợp kết thúc tất cả, hoặc có lợi toàn diện cho Exxon”.
Song ông Geit của hãng Oppenheimer cho rằng Exxon đang chơi lâu dài ở Nga nếu không quan tâm đến giá dầu thấp nhưng đang tăng hiện thời. “Bạn không xây giếng dầu và nhìn vào đồng hồ của mình. Sẽ mất từ một đến hai thế hệ CEO của Exxon để hãng thực sự gặt hái lợi ích”, ông Gheit nói.
Tầm quan trọng trong hoạt động tìm biên giới dầu tiếp theo của Exxon không nên bị đánh giá thấp. Các công ty dầu mỏ liên tiếp phải bỏ bớt tài sản của mình. Quý trước, Exxon bơm dầu đáng kinh ngạc 2,2 triệu thùng/ngày. Để giữ cho hoạt động sản xuất ổn định, chuyên gia Gheit cho rằng Exxon cần phải thâu tóm một công ty có kích thước lớn mỗi năm và liên tục làm như thế.
Thỏa thuận với Rosneft cũng rất quan trọng với di sản mà ông Tillerson có thể để lại hãng Exxon. 10 năm mà ông lèo lái hãng Exxon vẫn còn thiếu thỏa thuận mang tính thay đổi như người tiền nhiệm Lee Raymond từng đạt được vào năm 1999, khi sáp nhập với hãng Mobil. Chuyên gia Gheit nhận định: “Tillerson không có dấu son lớn nào để lại, ngoại trừ Bắc Cực. Đây là thành tựu trong sự nghiệp của ông”.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads