Đà suy thoái giá cả đã là một chủ đề kinh tế toàn cầu của năm 2015. Và nó đã tiếp tục giảm thêm 20% nữa trong năm nay để giao dịch quanh mức khoảng 30usd một thùng – một mức giá đã không xuất hiện được khoảng 12 năm qua. Điều này đang có những ảnh hưởng vô cùng to lớn vì trong khi các nhà nhập khẩu được hưởng lợi thì doanh thu sụt giảm liên tục đang gây sức ép mạnh mẽ lên nhà sản xuất.
Dầu mỏ là một loại hàng hóa biến động và chúng ta đang ở khu vực này trước đây. Vậy tại sao sự suy giảm giá lần này hoàn toàn khác biệt?
Bất chấp những thách thức an ninh đang diễn ra ở Trung Đông, giá dầu vẫn tiếp tục giảm từng ngày. Kể từ thập niên 1970, chu kỳ tăng nhanh và giảm lẹ trong ngành công nghiệp dầu mỏ đang rất nhạy cảm với sự gián đoạn nguồn cung, sự thay đổi trong sản lượng hạn ngạch khai thác của OPEC hay những tín hiệu gợi ý đơn thuần về một cuộc chiến có thể diễn ra. Nhưng đà tăng này đang làm mọi thứ không rõ ràng trong dài hạn.
Như cựu bộ trưởng dầu mỏ Saudi Ahmed Zaki Yamani đã từng nói: "Động lực chính trị có thể có một tác động ngắn hạn lên thị trường dầu mỏ, nhưng về lâu dài, giá sẽ phản ánh cung cầu vì thụ thị trường được kích hoạt bởi nhu cầu tiêu thụ." Và ông đã hoàn toàn đúng.
10 triệu thùng mỗi ngày
Giá cả hiện nay đang được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC để giành thị phần. Những nhà sản xuất hàng đầu thế giới đang tăng cường khai thác thêm khoảng 10 triệu thùng chỉ trong vòng dưới 5 năm. Và kết quả là thế giới đang ngập tràn trong dầu thô.
Trong khoảng thời gian bốn năm giá dầu ở mức cao đã khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất dầu và khí đốt. Điều nàyđã khuyến khích các công ty dầu khí quốc gia và quốc tế để sản xuất nhiều hơn so với khả năng thị trường có thể hấp thụ, tạo ra một sự thay đổi mô các điều kiện cơ bản trên thị trường.
Từ năm 2010, Mỹ đã tăng thêm hơn năm triệu thùng từ nguồn cung dầu đá phiến mới vào sản xuất hàng ngày. Những nước khác cũng đang ra sức tăng cường khai thác nhiều hơn nữa: Nga đã thêm gần 1 triệu thùng, trong khi sản lượng của Iraq tăng 2 triệu thùng để lần đầu tiên vượt qua mốc 4.4 triệu thùng.
Cuối cùng nhưng cũng không hề kém cạnh, Saudi Arabia đã tăng thêm khoảng 2 triệu thùng, nâng sản lượng hàng ngày lên mức 10.5 triệu thùng, một thực tế mới có nguy cơ chia rẽ OPEC. Đó là một phần phương cách "sản xuất và bán phá giá" của Riyadh, một chiến lược mà có thể cho thấy Saudi Arabia đã giải phóng thêm 2 triệu thùngnữa trong công suất dự phòng.
Các nhà sản xuất Mỹ có sức chịu đựng bền bỉ hơn sức tưởng tượng của mọi người
Các nhà sản xuất Mỹ cho đến nay đã vượt qua cơn bão tốt hơn nhiều so với nhiều người kỳ vọng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA dự báo rằng sản lượng dầu đá phiến có thể giảm thêm 570.000 thùng một ngày trong năm 2016 từ kết quả của môi trường giá dầu giảm mạnh.
Nhưng điều đó sẽ không đủ để giá sẽ tăng lên mức trên 60usd một thùng. Để điều đó xảy ra trên thế giới cần phải mất ít nhất 4% sản lượng hiện tại - tương đương 3.8 triệu thùng mỗi ngày.
Đó là bởi vì có rất nhiều dầu hơn sẽ nhanh chóng xuất hiện: Ngay khi cấm vận được dỡ bỏ, Iran có thểtăng thêm 1triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 18 tháng tới.
Iraq muốn duy trì mức sản xuất hiện trong năm nay, nhưng đang nhắm mục tiêu đạt 7 triệu thùng vào năm 2020.
Cái gía phải trả
Trong khi đó, các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ cần phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Và OPEC có thể sẽ phải chấp nhận một thị phần thậm chí nhỏ hơn của các chiến lợi phẩm.
Nếu không có gì thay đổi, cuộc chiến tranh giành khách hàng sẽ càng khó khăn hơn nữa: Quốc hội đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ được ban hành suốt 40 năm để đảm bảo nguồn cung trong nước. Kể từ đó, thị phần của thị trường của OPEC đã giảm đi một nửa còn 33% từ mức 65%.
Giá dầu thấp đã buộc các nhà sản xuất Trung Đông tiêu tốn kho qua dự trữ ngoại tệ của mình. Lạm phát đang gia tăng và thuế là một thực tế mới. Loại bỏ dần các khoảng trợ cấp sẽ phải tiếp tục, bất chấp những tổn thương về mặt chính trị mà nó gây ra.
Các quốc gia này cần phải chi tiêu một khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào giáo dục và các sáng kiến để thúc đẩy tăng trưởng. Thất bại trong việc cải cách vốn đã làm rung chuyển các con phố ở Caracas và Baghdad. Riyadh, và có lẽ thậm chí Moscow hay Tehran có thể là những nạn nhân tiếp theo. Điều đó có thể làm hài lòng một số người đang hứng thú với viễn cảnh bất ổn tại những nước đó, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải cảnh giác: một mức giá thấp nhưng có thể dẫn đến một chi phí rất cao.
Luay Al-Khatteeb là nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện Năng lượng Iraq cũng như là cố vấn cấp cao cho quốc hội liên bang Iraq về vấn đề cải cách kinh tế và chính sách năng lượng. Bài viết trên chỉ phản ánh những quan điểm của riêng tác giả.
Dầu mỏ là một loại hàng hóa biến động và chúng ta đang ở khu vực này trước đây. Vậy tại sao sự suy giảm giá lần này hoàn toàn khác biệt?
Bất chấp những thách thức an ninh đang diễn ra ở Trung Đông, giá dầu vẫn tiếp tục giảm từng ngày. Kể từ thập niên 1970, chu kỳ tăng nhanh và giảm lẹ trong ngành công nghiệp dầu mỏ đang rất nhạy cảm với sự gián đoạn nguồn cung, sự thay đổi trong sản lượng hạn ngạch khai thác của OPEC hay những tín hiệu gợi ý đơn thuần về một cuộc chiến có thể diễn ra. Nhưng đà tăng này đang làm mọi thứ không rõ ràng trong dài hạn.
10 triệu thùng mỗi ngày
Giá cả hiện nay đang được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC để giành thị phần. Những nhà sản xuất hàng đầu thế giới đang tăng cường khai thác thêm khoảng 10 triệu thùng chỉ trong vòng dưới 5 năm. Và kết quả là thế giới đang ngập tràn trong dầu thô.
Trong khoảng thời gian bốn năm giá dầu ở mức cao đã khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất dầu và khí đốt. Điều nàyđã khuyến khích các công ty dầu khí quốc gia và quốc tế để sản xuất nhiều hơn so với khả năng thị trường có thể hấp thụ, tạo ra một sự thay đổi mô các điều kiện cơ bản trên thị trường.
Từ năm 2010, Mỹ đã tăng thêm hơn năm triệu thùng từ nguồn cung dầu đá phiến mới vào sản xuất hàng ngày. Những nước khác cũng đang ra sức tăng cường khai thác nhiều hơn nữa: Nga đã thêm gần 1 triệu thùng, trong khi sản lượng của Iraq tăng 2 triệu thùng để lần đầu tiên vượt qua mốc 4.4 triệu thùng.
Cuối cùng nhưng cũng không hề kém cạnh, Saudi Arabia đã tăng thêm khoảng 2 triệu thùng, nâng sản lượng hàng ngày lên mức 10.5 triệu thùng, một thực tế mới có nguy cơ chia rẽ OPEC. Đó là một phần phương cách "sản xuất và bán phá giá" của Riyadh, một chiến lược mà có thể cho thấy Saudi Arabia đã giải phóng thêm 2 triệu thùngnữa trong công suất dự phòng.
Các nhà sản xuất Mỹ có sức chịu đựng bền bỉ hơn sức tưởng tượng của mọi người
Các nhà sản xuất Mỹ cho đến nay đã vượt qua cơn bão tốt hơn nhiều so với nhiều người kỳ vọng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA dự báo rằng sản lượng dầu đá phiến có thể giảm thêm 570.000 thùng một ngày trong năm 2016 từ kết quả của môi trường giá dầu giảm mạnh.
Nhưng điều đó sẽ không đủ để giá sẽ tăng lên mức trên 60usd một thùng. Để điều đó xảy ra trên thế giới cần phải mất ít nhất 4% sản lượng hiện tại - tương đương 3.8 triệu thùng mỗi ngày.
Đó là bởi vì có rất nhiều dầu hơn sẽ nhanh chóng xuất hiện: Ngay khi cấm vận được dỡ bỏ, Iran có thểtăng thêm 1triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 18 tháng tới.
Iraq muốn duy trì mức sản xuất hiện trong năm nay, nhưng đang nhắm mục tiêu đạt 7 triệu thùng vào năm 2020.
Cái gía phải trả
Trong khi đó, các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ cần phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Và OPEC có thể sẽ phải chấp nhận một thị phần thậm chí nhỏ hơn của các chiến lợi phẩm.
Nếu không có gì thay đổi, cuộc chiến tranh giành khách hàng sẽ càng khó khăn hơn nữa: Quốc hội đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ được ban hành suốt 40 năm để đảm bảo nguồn cung trong nước. Kể từ đó, thị phần của thị trường của OPEC đã giảm đi một nửa còn 33% từ mức 65%.
Giá dầu thấp đã buộc các nhà sản xuất Trung Đông tiêu tốn kho qua dự trữ ngoại tệ của mình. Lạm phát đang gia tăng và thuế là một thực tế mới. Loại bỏ dần các khoảng trợ cấp sẽ phải tiếp tục, bất chấp những tổn thương về mặt chính trị mà nó gây ra.
Các quốc gia này cần phải chi tiêu một khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào giáo dục và các sáng kiến để thúc đẩy tăng trưởng. Thất bại trong việc cải cách vốn đã làm rung chuyển các con phố ở Caracas và Baghdad. Riyadh, và có lẽ thậm chí Moscow hay Tehran có thể là những nạn nhân tiếp theo. Điều đó có thể làm hài lòng một số người đang hứng thú với viễn cảnh bất ổn tại những nước đó, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải cảnh giác: một mức giá thấp nhưng có thể dẫn đến một chi phí rất cao.
Luay Al-Khatteeb là nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện Năng lượng Iraq cũng như là cố vấn cấp cao cho quốc hội liên bang Iraq về vấn đề cải cách kinh tế và chính sách năng lượng. Bài viết trên chỉ phản ánh những quan điểm của riêng tác giả.
Nguồn: xangdau.net/CNN Money, Luay Al-Khatteeb
Relate Threads