Chủ động và quyết liệt thực thi nhiều giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thấp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên đang từng bước cán đích 2016 trong bối cảnh thị trường có vô số thách thức mới.
Trận chiến giá dầu
Giá dầu thô trung bình tháng 10/2016 là 52USD/thùng; giá dầu trung bình 10 tháng 2016 là 43,5USD/thùng, bằng 96,7% mức giá kế hoạch điều hành của Chính phủ (45USD/thùng), giảm 12,8USD/thùng so với mức giá trung bình 10 tháng 2015.
Trong khi giá dầu duy trì ở mức thấp kéo dài mang lại lợi ích lớn cho các nước tiêu thụ và nhập khẩu nhiều dầu như EU, Trung Quốc, Nhật, Mỹ... thì đối với các nước xuất khẩu dầu và đặc biệt là đối với các công ty thăm dò, khai thác, dịch vụ kỹ thuật dầu khí lại gây ra nhiều hệ lụy tai hại. Mọi hoạt động của công nghiệp dầu khí, nhất là đầu tư cho khâu thượng nguồn đều bị tác động tiêu cực. Hiện tượng bán mỏ và các tài sản dầu khí; tái cơ cấu hoặc giải thể, sáp nhập các công ty; thu hẹp địa bàn hoạt động thăm dò, khai thác; dừng, giãn tiến độ, thậm chí hủy bỏ các đề án đã có trong kế hoạch, đóng mỏ hoặc giảm sản lượng khai thác... đã và đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các công ty dầu khí thế giới.
“Cuộc chiến” giá dầu phức tạp và căng thẳng tới mức biến động mạnh từng ngày, phụ thuộc vào từng tuyên bố, mỗi hành xử của các bên tham gia. Mọi dự báo, trên thực tế, đều không đứng vững trong thời gian ngắn, vì thế có xu hướng khá bi quan. Kế hoạch “đóng băng” sản lượng để đẩy giá dầu lên dường như “bất khả thi” khi phụ thuộc một cách mong manh vào các yếu tố địa chính trị cùng toan tính của một vài quốc gia.
Với nhiều nước sản xuất dầu, nguồn thu ngân sách nhà nước suy giảm đã tạo ra áp lực lớn, dù biết rằng thiệt hại tài nguyên nhưng vẫn phải gia tăng sản lượng để xuất khẩu. Sự chênh lệch quá lớn về giá thành khai thác (có mỏ chỉ từ 8-20 USD/thùng, có nơi tới trên 50 USD/thùng) cũng là “con bài” thử thách đối với sức chịu đựng của các công ty dầu khí, cũng như tiềm lực quốc gia.
Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu dầu thô rất nhỏ so với các nước, có thể nói không được tính đến trong “cuộc chiến” giá dầu thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá dầu thấp đã gây ra những giông tố lớn, đặc biệt là đối với PVN, doanh nghiệp chủ lực đang chịu trách nhiệm tìm kiếm, thăm dò, khai thác một cách hiệu quả tài nguyên dầu khí, bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được nhà nước giao cho cả về kinh tế, năng lượng, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hôị.
Chủ động ứng phó
Bước vào năm 2016, khó khăn bao phủ mọi mặt hoạt động của PVN, tất cả các đơn vị trong Tập đoàn đều bị ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, đời sống, việc làm… từ khâu tìm kiếm, thăm dò khai thác đến dịch vụ khoan, địa chấn, khảo sát, chế tạo giàn, cung ứng vật tư - thiết bị, xây lắp vận chuyển… Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; giá dầu kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng, giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Việc triển khai ở một số dự án trọng điểm của Tập đoàn cũng có nhiều phát sinh và gặp khó khăn như việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, xử lý cam kết bù thuế; vướng mắc liên quan đến thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng; tìm đối tác chuyển nhượng vốn; bảo lãnh Chính phủ; thu xếp vốn vay; mua sắm của nhà thầu...
Tuy vậy, trong khó khăn thách thức, PVN nhìn thấy đây chính là cơ hội để Tập đoàn rà soát, chấn chỉnh lại những điểm còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả trong toàn bộ các khâu, từ quản trị điều hành đến sản xuất kinh doanh, từ con người đến cơ sở vật chất, từ quản lý tài chính, thương mại, thị trường đến đầu tư phát triển… Một dịp để tổng điều chỉnh các điểm xung yếu, đưa ra những giải pháp kịp thời để nâng cao khả năng thích nghi và nội lực.
Một chương trình hành động đã được PVN khẩn trương thực hiện để hạn chế tác động xấu của giá dầu trong ngắn hạn và dài hạn với hàng loạt giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị. Một loạt biện pháp quản lý, điều hành hiệu quả đã được thực thi trong toàn hệ thống. Đơn cử, tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ. Tập đoàn đã tập trung rà soát kế hoạch đầu tư năm 2016; chỉ đạo các đơn vị thực hiện phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư theo trọng điểm, không đầu tư các dự án không có khả năng thu xếp vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Tập đoàn đặc biệt quan tâm là rà soát, tiết giảm chi phí và thực hành tiết kiệm. Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết về tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; đồng thời bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, ngay từ những ngày đầu năm, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc đã có nhiều văn bản chỉ thị về việc rà soát tiết giảm chi phí...., các đơn vị trong Tập đoàn đã nghiêm túc tổ chức thực hiện.
Tiến dần về đích
Những nỗ lực trên đã giúp Tập đoàn cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong 10 tháng năm 2016. Cụ thể, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 10 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 55,6% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu 10 tháng đạt 23,41 triệu tấn, vượt 9,8% kế hoạch 10 tháng và bằng 91,3% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu 10 tháng đạt 14,46 triệu tấn (ở nước ngoài đạt 1,70 triệu tấn); sản lượng khai thác khí 10 tháng đạt 8,95 tỉ m3.
Trong 10 tháng, kết quả sản xuất các sản phẩm khác của PVN cũng đều vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất điện đạt 17,66 tỉ kWh, vượt 4,0% kế hoạch 10 tháng và 87,1% kế hoạch năm. Sản xuất đạm đạt 1,34 triệu tấn, vượt 3,0% kế hoạch 10 tháng và bằng 85,2% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn 10 tháng đạt 5,62 triệu tấn, vượt 15,3% so với kế hoạch 10 tháng và bằng 98,8% kế hoạch năm.
Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn 10 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm giá dầu. Nếu so với giá dầu điều hành của Chính phủ trong năm 2016 là 45 USD/thùng thì các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đều vượt 5-18% so với kế hoạch 10 tháng. Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn 10 tháng đạt 367,2 nghìn tỷ đồng, vượt 5,0% kế hoạch 10 tháng và bằng 84% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đạt 72,3 nghìn tỉ đồng, vượt 6% kế hoạch 10 tháng và bằng 90% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 18,0 nghìn tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm.
Từ những kết quả này cho thấy, PVN và các doanh nghiệp thành viên đã đứng vững trước tác động tiêu cực của giá dầu và đang tiến từng bước chắc chắn đến đích hoàn thành kế hoạch năm 2016.
Trận chiến giá dầu
Giá dầu thô trung bình tháng 10/2016 là 52USD/thùng; giá dầu trung bình 10 tháng 2016 là 43,5USD/thùng, bằng 96,7% mức giá kế hoạch điều hành của Chính phủ (45USD/thùng), giảm 12,8USD/thùng so với mức giá trung bình 10 tháng 2015.
“Cuộc chiến” giá dầu phức tạp và căng thẳng tới mức biến động mạnh từng ngày, phụ thuộc vào từng tuyên bố, mỗi hành xử của các bên tham gia. Mọi dự báo, trên thực tế, đều không đứng vững trong thời gian ngắn, vì thế có xu hướng khá bi quan. Kế hoạch “đóng băng” sản lượng để đẩy giá dầu lên dường như “bất khả thi” khi phụ thuộc một cách mong manh vào các yếu tố địa chính trị cùng toan tính của một vài quốc gia.
Với nhiều nước sản xuất dầu, nguồn thu ngân sách nhà nước suy giảm đã tạo ra áp lực lớn, dù biết rằng thiệt hại tài nguyên nhưng vẫn phải gia tăng sản lượng để xuất khẩu. Sự chênh lệch quá lớn về giá thành khai thác (có mỏ chỉ từ 8-20 USD/thùng, có nơi tới trên 50 USD/thùng) cũng là “con bài” thử thách đối với sức chịu đựng của các công ty dầu khí, cũng như tiềm lực quốc gia.
Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu dầu thô rất nhỏ so với các nước, có thể nói không được tính đến trong “cuộc chiến” giá dầu thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá dầu thấp đã gây ra những giông tố lớn, đặc biệt là đối với PVN, doanh nghiệp chủ lực đang chịu trách nhiệm tìm kiếm, thăm dò, khai thác một cách hiệu quả tài nguyên dầu khí, bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được nhà nước giao cho cả về kinh tế, năng lượng, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hôị.
Chủ động ứng phó
Bước vào năm 2016, khó khăn bao phủ mọi mặt hoạt động của PVN, tất cả các đơn vị trong Tập đoàn đều bị ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, đời sống, việc làm… từ khâu tìm kiếm, thăm dò khai thác đến dịch vụ khoan, địa chấn, khảo sát, chế tạo giàn, cung ứng vật tư - thiết bị, xây lắp vận chuyển… Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí; giá dầu kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng, giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Việc triển khai ở một số dự án trọng điểm của Tập đoàn cũng có nhiều phát sinh và gặp khó khăn như việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, xử lý cam kết bù thuế; vướng mắc liên quan đến thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng; tìm đối tác chuyển nhượng vốn; bảo lãnh Chính phủ; thu xếp vốn vay; mua sắm của nhà thầu...
Tuy vậy, trong khó khăn thách thức, PVN nhìn thấy đây chính là cơ hội để Tập đoàn rà soát, chấn chỉnh lại những điểm còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả trong toàn bộ các khâu, từ quản trị điều hành đến sản xuất kinh doanh, từ con người đến cơ sở vật chất, từ quản lý tài chính, thương mại, thị trường đến đầu tư phát triển… Một dịp để tổng điều chỉnh các điểm xung yếu, đưa ra những giải pháp kịp thời để nâng cao khả năng thích nghi và nội lực.
Một chương trình hành động đã được PVN khẩn trương thực hiện để hạn chế tác động xấu của giá dầu trong ngắn hạn và dài hạn với hàng loạt giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị. Một loạt biện pháp quản lý, điều hành hiệu quả đã được thực thi trong toàn hệ thống. Đơn cử, tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ. Tập đoàn đã tập trung rà soát kế hoạch đầu tư năm 2016; chỉ đạo các đơn vị thực hiện phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư theo trọng điểm, không đầu tư các dự án không có khả năng thu xếp vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội không cao.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Tập đoàn đặc biệt quan tâm là rà soát, tiết giảm chi phí và thực hành tiết kiệm. Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết về tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; đồng thời bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, ngay từ những ngày đầu năm, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc đã có nhiều văn bản chỉ thị về việc rà soát tiết giảm chi phí...., các đơn vị trong Tập đoàn đã nghiêm túc tổ chức thực hiện.
Tiến dần về đích
Những nỗ lực trên đã giúp Tập đoàn cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong 10 tháng năm 2016. Cụ thể, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 10 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 55,6% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu 10 tháng đạt 23,41 triệu tấn, vượt 9,8% kế hoạch 10 tháng và bằng 91,3% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu 10 tháng đạt 14,46 triệu tấn (ở nước ngoài đạt 1,70 triệu tấn); sản lượng khai thác khí 10 tháng đạt 8,95 tỉ m3.
Trong 10 tháng, kết quả sản xuất các sản phẩm khác của PVN cũng đều vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất điện đạt 17,66 tỉ kWh, vượt 4,0% kế hoạch 10 tháng và 87,1% kế hoạch năm. Sản xuất đạm đạt 1,34 triệu tấn, vượt 3,0% kế hoạch 10 tháng và bằng 85,2% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn 10 tháng đạt 5,62 triệu tấn, vượt 15,3% so với kế hoạch 10 tháng và bằng 98,8% kế hoạch năm.
Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn 10 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm giá dầu. Nếu so với giá dầu điều hành của Chính phủ trong năm 2016 là 45 USD/thùng thì các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đều vượt 5-18% so với kế hoạch 10 tháng. Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn 10 tháng đạt 367,2 nghìn tỷ đồng, vượt 5,0% kế hoạch 10 tháng và bằng 84% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đạt 72,3 nghìn tỉ đồng, vượt 6% kế hoạch 10 tháng và bằng 90% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 18,0 nghìn tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm.
Từ những kết quả này cho thấy, PVN và các doanh nghiệp thành viên đã đứng vững trước tác động tiêu cực của giá dầu và đang tiến từng bước chắc chắn đến đích hoàn thành kế hoạch năm 2016.
Trần Minh - Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads