Tại thời điểm tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ethanol đầu tiên của mình ở tỉnh Phú Thọ vào tháng 6-2009, sản xuất nhiên liệu sinh học đang nổi lên như một lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn. Cơ sở của niềm tin này là đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt vào tháng 11-2007. Niềm tin này càng được củng cố sau khi Thủ tướng Chính phủ ký tiếp Quyết định số 53 vào tháng 11-2012 ban hành lộ trình bắt buộc áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Nhưng tất cả những doanh nghiệp đặt niềm tin vào chủ trương của Chính phủ để đầu tư đón đầu cơ hội kinh doanh giờ đây đang lâm cảnh dở sống dở chết.
Trước hết, hãy nói về Quyết định 53. Quyết định này nêu rõ tất cả các loại xăng, dầu diesel dùng cho phương tiện cơ giới đường bộ (trừ các loại xăng dầu đặc chủng của quân đội, công an) phải được pha với nhiên liệu sinh học với tỷ lệ 5% từ ngày 1-12-2015 và mức 10% từ ngày 1-12-2017. Riêng với bảy tỉnh thành là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng trước một năm.
Một dự án sản xuất xăng E5 mà PVN là cổ đông lớn. Ảnh: TL
Từ niềm tin vào chủ trương phát triển nhiên liệu sinh học của Chính phủ, chỉ trong vòng chín tháng PetroVietnam khởi công xây dựng tới ba nhà máy sản xuất ethanol với tổng công suất 300 triệu lít. Các nhà đầu tư tư nhân cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội khi tham gia đóng góp thêm vào năng lực sản xuất 250 triệu lít ethanol nữa.
Nhưng các thời điểm đó lặng lẽ trôi qua. Quyết định 53 đã không thể có hiệu lực trong thực tế và trước mắt những doanh nghiệp đã trót bỏ hàng ngàn tỉ đồng đầu tư vào sản xuất ethanol là một tương lai u ám, các nhà máy ethanol lần lượt đóng cửa.
Đường lối, chủ trương của Nhà nước và Chính phủ là cơ sở rất quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư và kinh doanh. Nhưng ở Việt Nam nó đồng thời cũng là mối rủi ro rất lớn mà hầu như doanh nghiệp không thể chống đỡ được do tình trạng nhiều quy định, luật lệ của Nhà nước dễ bị thay đổi hoặc bị vô hiệu hóa ở các cấp thừa hành. Những bài học như trường hợp Quyết định 53 không phải mới và cũng không cá biệt. Vì từ hàng chục năm qua, các nhà đầu tư, cả trong nước lẫn nước ngoài, vẫn luôn than thở và bất an với nỗi lo các chủ trương, chính sách cởi mở từ Chính phủ đã không thể đi vào cuộc sống và tình trạng chính sách, luật lệ thay đổi khó lường. Còn Chính phủ thì cũng đau đầu không ít với tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Đây thực sự là mối nguy đối với nền kinh tế bởi nó không chỉ làm xấu đi môi trường kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào chủ trương, đường lối của Nhà nước và Chính phủ.
Trở lại vấn đề nhiên liệu sinh học, việc Quyết định 53 không được thực thi trước hết là thuộc về trách nhiệm của những bộ, ngành có tên trong điều khoản thi hành của quyết định này, vì cho tới nay Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa ban hành một quyết định nào khác để chấm dứt hiệu lực của Quyết định 53.
Gần đây, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong đó xác định từ ngày 1-1-2018 sẽ loại bỏ xăng khoáng RON 92 và thay bằng xăng sinh học E5. Thông tin này mang lại hy vọng cho các nhà sản xuất ethanol, nhưng xem ra họ vẫn chưa thực sự tin vào niềm hy vọng mới này bởi năm 2016 đã từng có lần việc thực thi Quyết định 53 được xới lên nhưng lại tắt ngấm ngay sau đó.
Trước hết, hãy nói về Quyết định 53. Quyết định này nêu rõ tất cả các loại xăng, dầu diesel dùng cho phương tiện cơ giới đường bộ (trừ các loại xăng dầu đặc chủng của quân đội, công an) phải được pha với nhiên liệu sinh học với tỷ lệ 5% từ ngày 1-12-2015 và mức 10% từ ngày 1-12-2017. Riêng với bảy tỉnh thành là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng trước một năm.
Một dự án sản xuất xăng E5 mà PVN là cổ đông lớn. Ảnh: TL
Nhưng các thời điểm đó lặng lẽ trôi qua. Quyết định 53 đã không thể có hiệu lực trong thực tế và trước mắt những doanh nghiệp đã trót bỏ hàng ngàn tỉ đồng đầu tư vào sản xuất ethanol là một tương lai u ám, các nhà máy ethanol lần lượt đóng cửa.
Đường lối, chủ trương của Nhà nước và Chính phủ là cơ sở rất quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư và kinh doanh. Nhưng ở Việt Nam nó đồng thời cũng là mối rủi ro rất lớn mà hầu như doanh nghiệp không thể chống đỡ được do tình trạng nhiều quy định, luật lệ của Nhà nước dễ bị thay đổi hoặc bị vô hiệu hóa ở các cấp thừa hành. Những bài học như trường hợp Quyết định 53 không phải mới và cũng không cá biệt. Vì từ hàng chục năm qua, các nhà đầu tư, cả trong nước lẫn nước ngoài, vẫn luôn than thở và bất an với nỗi lo các chủ trương, chính sách cởi mở từ Chính phủ đã không thể đi vào cuộc sống và tình trạng chính sách, luật lệ thay đổi khó lường. Còn Chính phủ thì cũng đau đầu không ít với tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Đây thực sự là mối nguy đối với nền kinh tế bởi nó không chỉ làm xấu đi môi trường kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào chủ trương, đường lối của Nhà nước và Chính phủ.
Trở lại vấn đề nhiên liệu sinh học, việc Quyết định 53 không được thực thi trước hết là thuộc về trách nhiệm của những bộ, ngành có tên trong điều khoản thi hành của quyết định này, vì cho tới nay Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa ban hành một quyết định nào khác để chấm dứt hiệu lực của Quyết định 53.
Gần đây, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong đó xác định từ ngày 1-1-2018 sẽ loại bỏ xăng khoáng RON 92 và thay bằng xăng sinh học E5. Thông tin này mang lại hy vọng cho các nhà sản xuất ethanol, nhưng xem ra họ vẫn chưa thực sự tin vào niềm hy vọng mới này bởi năm 2016 đã từng có lần việc thực thi Quyết định 53 được xới lên nhưng lại tắt ngấm ngay sau đó.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads