Năm 2008, khi dầu có giá 150 USD/thùng, các sếp quỹ đầu tư quốc gia đến từ Nga, Ả Rập Xê Út, Kuwait được xem như những vị khách đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos. Song năm nay, tình hình đã đảo ngược.
Vào thời bùng nổ hàng hóa, các nước giàu dầu thô và tài sản đồng đô la dầu thô của họ đã từng là “con cưng” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được tổ chức thường niên ở Davos (Thụy Sĩ).
Một dàn quan chức quỹ đầu tư quốc gia người Nga, Ả Rập Xê Út và Kuwait là những nhân vật đặc biệt ở Davos vào tháng 1.2008, không lâu trước khi dầu thô có giá đến 150 USD/thùng. Thời điểm đó là lúc mà các nhà sản xuất dầu đang tích lũy hàng tỉ USD từ chứng khoán, nợ, bất động sản, các câu lạc bộ bóng đá và nhiều tài sản rất lớn khác.
Các nhà quản lý nói trên có ảnh hưởng đến mức đằng sau cánh cửa đóng kín, một nhóm các sếp ngân hàng đã nói với họ rằng phải minh bạch hơn nếu không muốn làm mích lòng các nhà lập pháp Mỹ.
Giờ đây, khi mỗi thùng dầu chỉ được bán với giá 30 USD, tình hình đảo ngược hoàn toàn.
Biểu đồ thể hiện mức giảm của dự trữ và quỹ đầu tư quốc gia của nhiều nước sản xuất dầu thô.
Các quỹ đầu tư giàu nhất thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ giá dầu giảm sâu - Ảnh: Bloomberg
Thay vì mua trái phiếu kho bạc Mỹ, các trung tâm mua sắm ở Anh hay nhiều đội bóng đá Pháp, các nước sản xuất dầu thô đang tích cực bán tài sản. Sự kiện quy tụ các cá nhân giàu có và quyền lực tổ chức tại Davos năm nay chỉ đón chưa đầy một bàn tay những gương mặt đứng đầu các quỹ đầu tư nói trên.
“Họ đang bán, bán rất nhiều. Bán tháo sẽ tiếp tục trong năm 2016 vì các nước giàu dầu thô đang cần tiền để chi trả chi phí”, Phó chủ tịch Paolo Scaroni hãng Rothschild & Sons kiêm cựu lãnh đạo công ty dầu khí lớn nhất nước nước Ý ENI SpA nói.
Khắp từ Trung Đông, Trung Á đến châu Phi và Mỹ La tinh, chính phủ các nước đang khai thác dự trữ tích lũy từ thời đoạn làm ăn thuận lợi. Đồng đô la dầu mỏ (số tiền kiếm được từ năng lượng của các nước giàu dầu thô) đang chảy ra khỏi các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ bình ổn, quỹ phát triển và dự trữ ngoại hối.
Hiện tại, các quỹ đầu tư quốc gia sở hữu đồng đô la dầu thô vẫn là một nguồn lực có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính thế giới, chiếm từ 5% đến 10% tài sản toàn cầu. Thêm vào đó, chuyện bán ra cũng không phải là bất ngờ. Đơn cử, quỹ bình ổn được thiết kế để tăng lên trong những năm bùng nổ và giúp chính phủ xoay sở chi tiêu trong các giai đoạn khó khăn.
Song mức độ sụt giảm đã làm không ít người, những người đang giúp các nước phụ thuộc vào dầu mỏ quản lý tài sản, phải ngạc nhiên. Ả Rập Xê Út, Qatar và Kuwait “đều đang rút tiền”, chuyên gia nghiên cứu tín dụng vĩ mô Alberto Gallo thuộc Royal Bank of Scotland cho hay.
“Đô la dầu thô đang trở thành đồng xu dầu thô”, ông Gallo nhận định. Ý kiến này là hợp lý khi Royal Bank of Scotland cho biết dòng chảy đô la dầu thô vào nền kinh tế thế giới trong năm ngoái giảm còn 200 tỉ USD, từ mức gần 800 tỉ USD trong năm 2012.
Các nhà sản xuất dầu cũng đang làm trầm trọng thêm đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới, theo chuyên gia về chiến lược thị trường David Zervos ở hãng Jefferies.
Ở Chile, quỹ bình ổn nhà nước đã giảm đến 14 tỉ USD vào cuối năm ngoái từ mức cao nhất là 15,5 tỉ USD trong năm 2014. Quỹ bình ổn của Azerbaijan thì giảm hơn một nửa, xuống 7,3 tỉ USD. Nigeria hiện vẫn chưa dùng đến quỹ đầu tư quốc gia, nhưng đã và đang rút tiền từ dự trữ được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Dự trữ nước này giảm từ 48 tỉ USD hồi giữa năm 2013 xuống còn 28,7 tỉ USD.
Ả Rập Xê Út là ví dụ điển hình của tình hình đảo ngược nhanh chóng và đáng kể. Dự trữ ngoại hối quốc gia Trung Đông mất hơn 100 tỉ USD từ giữa năm 2015, xuống mức 365 tỉ USD, theo số liệu của Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Xê Út. Khoản giảm trên lớn hơn mức giảm đã từng xảy ra thời khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009.
Một dàn quan chức quỹ đầu tư quốc gia người Nga, Ả Rập Xê Út và Kuwait là những nhân vật đặc biệt ở Davos vào tháng 1.2008, không lâu trước khi dầu thô có giá đến 150 USD/thùng. Thời điểm đó là lúc mà các nhà sản xuất dầu đang tích lũy hàng tỉ USD từ chứng khoán, nợ, bất động sản, các câu lạc bộ bóng đá và nhiều tài sản rất lớn khác.
Các nhà quản lý nói trên có ảnh hưởng đến mức đằng sau cánh cửa đóng kín, một nhóm các sếp ngân hàng đã nói với họ rằng phải minh bạch hơn nếu không muốn làm mích lòng các nhà lập pháp Mỹ.
Giờ đây, khi mỗi thùng dầu chỉ được bán với giá 30 USD, tình hình đảo ngược hoàn toàn.
Biểu đồ thể hiện mức giảm của dự trữ và quỹ đầu tư quốc gia của nhiều nước sản xuất dầu thô.
Các quỹ đầu tư giàu nhất thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ giá dầu giảm sâu - Ảnh: Bloomberg
“Họ đang bán, bán rất nhiều. Bán tháo sẽ tiếp tục trong năm 2016 vì các nước giàu dầu thô đang cần tiền để chi trả chi phí”, Phó chủ tịch Paolo Scaroni hãng Rothschild & Sons kiêm cựu lãnh đạo công ty dầu khí lớn nhất nước nước Ý ENI SpA nói.
Khắp từ Trung Đông, Trung Á đến châu Phi và Mỹ La tinh, chính phủ các nước đang khai thác dự trữ tích lũy từ thời đoạn làm ăn thuận lợi. Đồng đô la dầu mỏ (số tiền kiếm được từ năng lượng của các nước giàu dầu thô) đang chảy ra khỏi các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ bình ổn, quỹ phát triển và dự trữ ngoại hối.
Hiện tại, các quỹ đầu tư quốc gia sở hữu đồng đô la dầu thô vẫn là một nguồn lực có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính thế giới, chiếm từ 5% đến 10% tài sản toàn cầu. Thêm vào đó, chuyện bán ra cũng không phải là bất ngờ. Đơn cử, quỹ bình ổn được thiết kế để tăng lên trong những năm bùng nổ và giúp chính phủ xoay sở chi tiêu trong các giai đoạn khó khăn.
Song mức độ sụt giảm đã làm không ít người, những người đang giúp các nước phụ thuộc vào dầu mỏ quản lý tài sản, phải ngạc nhiên. Ả Rập Xê Út, Qatar và Kuwait “đều đang rút tiền”, chuyên gia nghiên cứu tín dụng vĩ mô Alberto Gallo thuộc Royal Bank of Scotland cho hay.
“Đô la dầu thô đang trở thành đồng xu dầu thô”, ông Gallo nhận định. Ý kiến này là hợp lý khi Royal Bank of Scotland cho biết dòng chảy đô la dầu thô vào nền kinh tế thế giới trong năm ngoái giảm còn 200 tỉ USD, từ mức gần 800 tỉ USD trong năm 2012.
Các nhà sản xuất dầu cũng đang làm trầm trọng thêm đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới, theo chuyên gia về chiến lược thị trường David Zervos ở hãng Jefferies.
Ở Chile, quỹ bình ổn nhà nước đã giảm đến 14 tỉ USD vào cuối năm ngoái từ mức cao nhất là 15,5 tỉ USD trong năm 2014. Quỹ bình ổn của Azerbaijan thì giảm hơn một nửa, xuống 7,3 tỉ USD. Nigeria hiện vẫn chưa dùng đến quỹ đầu tư quốc gia, nhưng đã và đang rút tiền từ dự trữ được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Dự trữ nước này giảm từ 48 tỉ USD hồi giữa năm 2013 xuống còn 28,7 tỉ USD.
Ả Rập Xê Út là ví dụ điển hình của tình hình đảo ngược nhanh chóng và đáng kể. Dự trữ ngoại hối quốc gia Trung Đông mất hơn 100 tỉ USD từ giữa năm 2015, xuống mức 365 tỉ USD, theo số liệu của Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Xê Út. Khoản giảm trên lớn hơn mức giảm đã từng xảy ra thời khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009.
Theo: Báo Thanh Niên
Relate Threads