Mỹ đang hướng tới trở thành một trong những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm 2019 trong khi Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Mức thuế quan đề xuất mà Trung Quốc dự định áp đối với dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ đang mở ra một “mặt trận” mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này vào thời điểm khi Nhà Trắng thông báo chủ trương tăng cường xuất khẩu năng lượng của nước này.
Trung Quốc lần đầu tiên đưa LNG vào trong danh sách hàng hóa dự kiến áp thuế quan trong ngày 3/8, thời điểm mà Sinopec - doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từ Mỹ - đã ngừng hoạt động này do tình hình căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Ngày 3/8, Trung Quốc thông báo áp thuế quan đáp trả đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và cảnh báo sẽ áp dụng thêm các biện pháp đáp trả thương mại, qua đó báo hiệu nước này sẽ không “lùi bước” trong cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.
Điều này có thể “phủ bóng mây” lên tham vọng thống trị lĩnh vực năng lượng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính phủ Mỹ đã nhắc lại rằng nước này mong muốn thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang các nước trên thế giới, trong khi Washington đang giảm bớt các quy định trong nước nhằm khuyến khích tăng cường hoạt động sản xuất dầu và khí đốt.
Theo ông Michael Cohen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường năng lượng thuộc ngân hàng Barclays, “rõ ràng là khó có thể trở thành một siêu cường về năng lượng khi một trong những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới đang dựng lên các rào cản đối với việc tiêu thụ năng lượng”.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu các loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel lớn nhất thế giới, và hướng tới trở thành một trong những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu LNG của Mỹ đã đạt 3,3 tỷ USD năm 2017.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã giảm bớt nhập khẩu LNG từ Mỹ trong hai tháng qua, thậm chí trước cả khi nước này đưa ra danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ dự kiến bị áp thuế quan đáp trả.
Trước đó, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới trong năm 2017, khi nước này tăng cường nhập khẩu khí đốt để giảm thiểu lượng than tiêu thụ nhằm ứng phó tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo ông Charif Souki, Chủ tịch Tellurian Inc, một trong số doanh nghiệp đang có kế hoạch xây dựng một kho LNG xuất khẩu mới, điều này sẽ không ảnh hưởng tới thương mại song sẽ chỉ khiến giá khí đốt đắt hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhập khẩu xấp xỉ 14% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 5/2018, đã chỉ tiếp nhận một chuyến tàu chở LNG từ Mỹ trong tháng 6/2018 và không có chuyến tàu nào trong tháng 7/2018, so với 17 chuyến tàu trong 5 tháng đầu năm 2018.
Theo Giáo sư về nghiên cứu năng lượng của Đại học Xiamen ở Trung Quốc, Lin Boqiang, ngành công nghiệp khí đốt ở Mỹ sẽ chịu tác động lớn hơn nhiều trong bối cảnh Trung Quốc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ LNG song các nhà cung cấp Mỹ coi Trung Quốc là một thị trường quan trọng trong tương lai.
Mức thuế quan đề xuất mà Trung Quốc dự định áp đối với dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ đang mở ra một “mặt trận” mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này vào thời điểm khi Nhà Trắng thông báo chủ trương tăng cường xuất khẩu năng lượng của nước này.
Trung Quốc lần đầu tiên đưa LNG vào trong danh sách hàng hóa dự kiến áp thuế quan trong ngày 3/8, thời điểm mà Sinopec - doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từ Mỹ - đã ngừng hoạt động này do tình hình căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Ngày 3/8, Trung Quốc thông báo áp thuế quan đáp trả đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và cảnh báo sẽ áp dụng thêm các biện pháp đáp trả thương mại, qua đó báo hiệu nước này sẽ không “lùi bước” trong cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.
Điều này có thể “phủ bóng mây” lên tham vọng thống trị lĩnh vực năng lượng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính phủ Mỹ đã nhắc lại rằng nước này mong muốn thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang các nước trên thế giới, trong khi Washington đang giảm bớt các quy định trong nước nhằm khuyến khích tăng cường hoạt động sản xuất dầu và khí đốt.
Theo ông Michael Cohen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường năng lượng thuộc ngân hàng Barclays, “rõ ràng là khó có thể trở thành một siêu cường về năng lượng khi một trong những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới đang dựng lên các rào cản đối với việc tiêu thụ năng lượng”.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu các loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel lớn nhất thế giới, và hướng tới trở thành một trong những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu LNG của Mỹ đã đạt 3,3 tỷ USD năm 2017.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã giảm bớt nhập khẩu LNG từ Mỹ trong hai tháng qua, thậm chí trước cả khi nước này đưa ra danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ dự kiến bị áp thuế quan đáp trả.
Trước đó, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới trong năm 2017, khi nước này tăng cường nhập khẩu khí đốt để giảm thiểu lượng than tiêu thụ nhằm ứng phó tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo ông Charif Souki, Chủ tịch Tellurian Inc, một trong số doanh nghiệp đang có kế hoạch xây dựng một kho LNG xuất khẩu mới, điều này sẽ không ảnh hưởng tới thương mại song sẽ chỉ khiến giá khí đốt đắt hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhập khẩu xấp xỉ 14% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 5/2018, đã chỉ tiếp nhận một chuyến tàu chở LNG từ Mỹ trong tháng 6/2018 và không có chuyến tàu nào trong tháng 7/2018, so với 17 chuyến tàu trong 5 tháng đầu năm 2018.
Theo Giáo sư về nghiên cứu năng lượng của Đại học Xiamen ở Trung Quốc, Lin Boqiang, ngành công nghiệp khí đốt ở Mỹ sẽ chịu tác động lớn hơn nhiều trong bối cảnh Trung Quốc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ LNG song các nhà cung cấp Mỹ coi Trung Quốc là một thị trường quan trọng trong tương lai.
Anh Quân (Theo Reuters)
TTXVN
TTXVN
Relate Threads