Trữ lượng dầu nước ta khoảng 750 triệu tấn, nhưng đã khai thác và đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn. Trữ lượng khí còn lại cũng không nhiều. “Trữ lượng chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, một vị chuyên gia nói.
Mở cửa hội nhập nhưng vẫn tồn tại chủ nghĩa bảo hộ
Tại hội thảo "Ngành dầu khí trong bối cảnh toàn cầu hóa" được tổ chức sáng nay (26/9), đại diện của Hội đồng tư vấn của PVN cho biết, tiềm năng dầu khí của chúng ta không nhiều. Hiện nay, trữ lượng dầu khoảng 750 triệu tấn, trong đó, đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.
Bên cạnh đó, hơn 730 tỷ m3 khí, hiện đã khai thác 170 tỷ m3, trữ lượng phần còn lại không nhiều, đâu đó chỉ còn những mỏ nhỏ.
“Trữ lượng dầu chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Ông này còn nói thêm rằng, ông muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng ông muốn ngành khác còn phát triển hơn.
Theo vị chuyên gia này, tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất khai thác dầu khí từ đá móng. Trước đó, mọi giả thiết, mọi lý thuyết đều nói rằng ở đó không có dầu.
“Thế giới bảo ta kì quái nhưng ta vẫn mày mò khai thác, nên 200 triệu tấn dầu khí được khai thác từ đá móng của ta đã thay đổi mọi nhận thức của các nhà địa chất dầu khí”, vị chuyên gia này cho biết.
Bên cạnh đó, nói về ngành dầu khí Việt Nam từ sau khi ký hiệp định TPP, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, từ một nước đi sau đến muộn trong hội nhập trở thành một nước dẫn đầu, đặt nền tảng cho hội nhập thế giới thế hệ mới.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ trong nước khi một mặt vẫn mở cửa vẫn đàm phán, còn một mặt vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.
Mâu thuẫn giữa hợp tác về kinh tế và cạnh tranh trong vị thể chính trị đã làm cho doanh nghiệp đang hợp tác vẫn phải cạnh tranh, cạnh tranh vẫn phải hợp tác sao cho lợi ích quốc gia là quan trọng nhất.
Để giải quyết vấn đề này, ông Chung cho rằng, nên tăng cường chế biến dầu khí trên nền tảng khai thác. Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên mà không tăng cường chế biến, phân phối, thì sẽ phải đối diện với những cú sốc giảm giá.
Thêm nữa, việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Chung, nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ của ngành dầu khí thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi.
Hội nhập hạn chế nhưng hợp lý
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
Chế biến các sản phẩm dầu và hóa dầu thì nước ta mở cửa thị trường và không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phân phối sản phẩm dầu thì ta chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phân phối, trừ khi họ có nhà máy chế biến dầu. Trong trường hợp họ không làm nhà máy lọc dầu thì không được phân phối.
Mặt khác, có một bất cập là người đàm phán và người làm chính sách không khớp nhau ở chỗ mặc dù cam kết nhưng một công ty xăng dầu cổ phần hóa thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn được mua cổ phần. Đây chính là khập khiễng trong chính sách.
Nói tóm lại, cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý. Nếu chưa làm rõ được vùng quyền chủ quyền với Trung Quốc mà mở rộng ra thì sẽ hết sức phức tạp, ông Tuyển nhấn mạnh.
Đương nhiên, cam kết như vậy cũng làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành dầu khí, làm cho ngành rất khó phát triển. “Ta chỉ có thể biết mình là ai và có thể làm gì khi ta dám đối đầu với thách thức”, vị chuyên gia này nói thêm.
Mở cửa hội nhập nhưng vẫn tồn tại chủ nghĩa bảo hộ
Tại hội thảo "Ngành dầu khí trong bối cảnh toàn cầu hóa" được tổ chức sáng nay (26/9), đại diện của Hội đồng tư vấn của PVN cho biết, tiềm năng dầu khí của chúng ta không nhiều. Hiện nay, trữ lượng dầu khoảng 750 triệu tấn, trong đó, đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.
“Trữ lượng dầu chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Ông này còn nói thêm rằng, ông muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng ông muốn ngành khác còn phát triển hơn.
Theo vị chuyên gia này, tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất khai thác dầu khí từ đá móng. Trước đó, mọi giả thiết, mọi lý thuyết đều nói rằng ở đó không có dầu.
“Thế giới bảo ta kì quái nhưng ta vẫn mày mò khai thác, nên 200 triệu tấn dầu khí được khai thác từ đá móng của ta đã thay đổi mọi nhận thức của các nhà địa chất dầu khí”, vị chuyên gia này cho biết.
Bên cạnh đó, nói về ngành dầu khí Việt Nam từ sau khi ký hiệp định TPP, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, từ một nước đi sau đến muộn trong hội nhập trở thành một nước dẫn đầu, đặt nền tảng cho hội nhập thế giới thế hệ mới.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ trong nước khi một mặt vẫn mở cửa vẫn đàm phán, còn một mặt vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.
Mâu thuẫn giữa hợp tác về kinh tế và cạnh tranh trong vị thể chính trị đã làm cho doanh nghiệp đang hợp tác vẫn phải cạnh tranh, cạnh tranh vẫn phải hợp tác sao cho lợi ích quốc gia là quan trọng nhất.
Để giải quyết vấn đề này, ông Chung cho rằng, nên tăng cường chế biến dầu khí trên nền tảng khai thác. Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên mà không tăng cường chế biến, phân phối, thì sẽ phải đối diện với những cú sốc giảm giá.
Thêm nữa, việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Chung, nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ của ngành dầu khí thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi.
Hội nhập hạn chế nhưng hợp lý
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phân phối sản phẩm dầu thì ta chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phân phối, trừ khi họ có nhà máy chế biến dầu. Trong trường hợp họ không làm nhà máy lọc dầu thì không được phân phối.
Mặt khác, có một bất cập là người đàm phán và người làm chính sách không khớp nhau ở chỗ mặc dù cam kết nhưng một công ty xăng dầu cổ phần hóa thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn được mua cổ phần. Đây chính là khập khiễng trong chính sách.
Nói tóm lại, cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý. Nếu chưa làm rõ được vùng quyền chủ quyền với Trung Quốc mà mở rộng ra thì sẽ hết sức phức tạp, ông Tuyển nhấn mạnh.
Đương nhiên, cam kết như vậy cũng làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành dầu khí, làm cho ngành rất khó phát triển. “Ta chỉ có thể biết mình là ai và có thể làm gì khi ta dám đối đầu với thách thức”, vị chuyên gia này nói thêm.
Hồng Vân
Báo Dân Trí
Báo Dân Trí
Relate Threads