Mặc dù liên tiếp đi xuống hai phiên cuối tuần và rời bỏ mốc 50 USD/thùng, song dầu vẫn ghi nhận tuần giao dịch tích cực nhờ đà tăng mạnh mẽ từ đầu tuần.
Phiên ngày 6/6, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2015, khi giới đầu tư chú ý tới các dấu hiệu cho thấy tình trạng dư cung đang dịu đi.
Tới phiên sau đó, giá mặt hàng này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 USD/thùng trong vòng 11 tháng qua, giữa bối cảnh nguồn cung thu hẹp hơn và đồng USD suy yếu, khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này trở nên rẻ hơn và thu hút hoạt động mua vào.
Tới phiên giao dịch 8/6, giá dầu tiếp tục xác lập mức cao nhất kể từ đầu năm nay trong phiên thứ ba liên tiếp sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng dầu dự trữ của nước này đã giảm 3,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 3/6 và các nhà phân tích cho rằng lượng dầu mỏ dự trữ của Mỹ có thể giảm sâu hơn nữa.
Theo nhà kinh tế kỳ cựu Takayuki Nogami tại Japan Oil, Gas & Metals National Corp (JOGMEC), nhu cầu xăng bắt đầu tăng khi mùa Hè đến, tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nigeria và Canada, và đồng USD giảm giá do khả năng Mỹ hoãn tăng lãi suất là những yếu tố đã góp phần hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, xu hướng tăng giá của “vàng đen” đã bị chặn lại trong hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, do hoạt động bán tháo chốt lời của giới đầu tư được đẩy mạnh. Ngoài ra, tâm lý lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như sự thận trọng trong chiến lược đầu tư trước thềm cuộc họp chính sách tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng góp phần tạo sức ép giảm đối với giá dầu.
Dù vậy, Carl Larry, chuyên gia từ Frost & Sullivan, dự đoán giá dầu có thể chạm ngưỡng 55 USD/thùng trong tuần tới, và lý giải rằng nhu cầu đối với mặt hàng này đang mạnh trong khi nguồn cung đã có phần giảm sút.
Khép lại phiên cuối tuần (10/6), tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 7/2016 giảm 1,49 USD, xuống 49,07 USD/thùng, để tuột mất mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu tuần này.
Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2016 cũng mất 1,41 USD, xuống 50,54 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá dầu WIT và dầu Brent vẫn lần lượt ghi nhận các mức tăng 0,9% và 1,8%.
Tuần tới, giới đầu tư dầu mỏ sẽ hướng sự chú ý vào một số thông tin quan trọng có liên quan như báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dự kiến sẽ được công bố vào ngày 13/6, và báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ 14/6.
Bên cạnh đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng dự kiến sẽ công bố dữ liệu hàng tháng về sản lượng dầu từ nguồn đá phiến tại nước này vào ngày đầu tiên của tuần sau. Các thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư định hướng rõ ràng hơn khi có cái nhìn tổng thể về thị trường dầu mỏ, giữa bối cảnh diễn biến kinh tế toàn cầu hiện vẫn còn khá ảm đạm.
Theo báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 10/6, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng tuần thứ hai liên tiếp, lên 328 giàn, song con số này vẫn kém xa 635 giàn của cùng kỳ năm ngoái./.
Minh Trang (Theo AFP, Marketwatch)
Phiên ngày 6/6, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2015, khi giới đầu tư chú ý tới các dấu hiệu cho thấy tình trạng dư cung đang dịu đi.
Tới phiên sau đó, giá mặt hàng này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 USD/thùng trong vòng 11 tháng qua, giữa bối cảnh nguồn cung thu hẹp hơn và đồng USD suy yếu, khiến các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này trở nên rẻ hơn và thu hút hoạt động mua vào.
Tới phiên giao dịch 8/6, giá dầu tiếp tục xác lập mức cao nhất kể từ đầu năm nay trong phiên thứ ba liên tiếp sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng dầu dự trữ của nước này đã giảm 3,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 3/6 và các nhà phân tích cho rằng lượng dầu mỏ dự trữ của Mỹ có thể giảm sâu hơn nữa.
Theo nhà kinh tế kỳ cựu Takayuki Nogami tại Japan Oil, Gas & Metals National Corp (JOGMEC), nhu cầu xăng bắt đầu tăng khi mùa Hè đến, tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nigeria và Canada, và đồng USD giảm giá do khả năng Mỹ hoãn tăng lãi suất là những yếu tố đã góp phần hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, xu hướng tăng giá của “vàng đen” đã bị chặn lại trong hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, do hoạt động bán tháo chốt lời của giới đầu tư được đẩy mạnh. Ngoài ra, tâm lý lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như sự thận trọng trong chiến lược đầu tư trước thềm cuộc họp chính sách tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng góp phần tạo sức ép giảm đối với giá dầu.
Dù vậy, Carl Larry, chuyên gia từ Frost & Sullivan, dự đoán giá dầu có thể chạm ngưỡng 55 USD/thùng trong tuần tới, và lý giải rằng nhu cầu đối với mặt hàng này đang mạnh trong khi nguồn cung đã có phần giảm sút.
Khép lại phiên cuối tuần (10/6), tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 7/2016 giảm 1,49 USD, xuống 49,07 USD/thùng, để tuột mất mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu tuần này.
Tuần tới, giới đầu tư dầu mỏ sẽ hướng sự chú ý vào một số thông tin quan trọng có liên quan như báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dự kiến sẽ được công bố vào ngày 13/6, và báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ 14/6.
Bên cạnh đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng dự kiến sẽ công bố dữ liệu hàng tháng về sản lượng dầu từ nguồn đá phiến tại nước này vào ngày đầu tiên của tuần sau. Các thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư định hướng rõ ràng hơn khi có cái nhìn tổng thể về thị trường dầu mỏ, giữa bối cảnh diễn biến kinh tế toàn cầu hiện vẫn còn khá ảm đạm.
Theo báo cáo mới nhất của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 10/6, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã tăng tuần thứ hai liên tiếp, lên 328 giàn, song con số này vẫn kém xa 635 giàn của cùng kỳ năm ngoái./.
Minh Trang (Theo AFP, Marketwatch)
Relate Threads