Những ngày qua, nhà đầu tư sửng sốt trước thông tin một công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng tính chi tới... 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD) để trở thành cổ đông chiến lược Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất. Liệu đề nghị này có khả thi?
Cty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, thời gian qua có nhiều đối tác trong nước và quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư trong quá trình cổ phần hoá và bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty. Trong đó, Tập đoàn Tín Thành là một trong những đối tác đến tìm hiểu.
“Tập đoàn Tín Thành cho biết sẽ xem xét mua cổ phần của BSR đến 5% (khoảng 2.000 tỷ đồng) trong năm 2017. Trong vòng 12 tháng sau khi IPO, Tín Thành đề xuất BSR trình Thủ tướng Chính phủ phương án trở thành cổ đông chiến lược và được mua đến 55% cổ phần”, BSR cho biết.
Trước đó, BSR được Bộ Công thương định giá 72.879 tỷ đồng, (tương đương 3,2 tỷ USD). Nếu muốn trở thành cổ đông chiến lược của BSR, Tín Thành phải có số tiền 40.000 tỷ đồng.
Để tìm hiểu về Tín Thành, sáng ngày 8/11, PV Tiền Phong đã liên lạc với Cty Tín Thành nhưng đại diện công ty cho biết, ban lãnh đạo đang họp giao ban, chưa thể cung cấp thông tin và hẹn phóng viên liên lạc sau.
Theo tìm hiểu, Tín Thành có trụ sở tại phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM), đầu tư kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trước đây doanh nghiệp này có tên gọi là Công ty TNHH Điện hơi Công nghiệp Tín Thành. Ngày 8/9/2017, Công ty đổi tên sang là Tập đoàn Tín Thành (Tín Thành Group). Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc, người diện theo pháp luật của công ty là ông Trần Đình Quyền.
Ngày 3/1/2017, Tập đoàn đã tăng vốn điều lệ từ 108 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đình Quyền là cổ đông lớn nhất của tập đoàn với tỷ lệ nắm giữ 80% tương ứng 160 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền nắm 20% vốn, tương ứng 40 tỷ đồng.
Trả lời về việc này, đại diện BSR cho biết sẵn sàng cung cấp thông tin cho mọi đối tác quan tâm đến quá trình IPO của công ty. BSR đã làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược. Trong đó có 2 công ty nước ngoài định mua tối đa cổ phần cho phép (49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi) là các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
“Từ giữa năm 2016, công ty rốt ráo tìm nhà đầu tư chiến lược là những đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh, cùng ngành nghề để phát triển ngành lọc hóa dầu tại Việt Nam. Sau khi tiếp xúc với các đối tác, BSR sẽ cân nhắc, lựa chọn đối tác phù hợp”, lãnh đạo BSR cho biết.
Cty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, thời gian qua có nhiều đối tác trong nước và quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư trong quá trình cổ phần hoá và bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty. Trong đó, Tập đoàn Tín Thành là một trong những đối tác đến tìm hiểu.
“Tập đoàn Tín Thành cho biết sẽ xem xét mua cổ phần của BSR đến 5% (khoảng 2.000 tỷ đồng) trong năm 2017. Trong vòng 12 tháng sau khi IPO, Tín Thành đề xuất BSR trình Thủ tướng Chính phủ phương án trở thành cổ đông chiến lược và được mua đến 55% cổ phần”, BSR cho biết.
Để tìm hiểu về Tín Thành, sáng ngày 8/11, PV Tiền Phong đã liên lạc với Cty Tín Thành nhưng đại diện công ty cho biết, ban lãnh đạo đang họp giao ban, chưa thể cung cấp thông tin và hẹn phóng viên liên lạc sau.
Theo tìm hiểu, Tín Thành có trụ sở tại phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM), đầu tư kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trước đây doanh nghiệp này có tên gọi là Công ty TNHH Điện hơi Công nghiệp Tín Thành. Ngày 8/9/2017, Công ty đổi tên sang là Tập đoàn Tín Thành (Tín Thành Group). Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc, người diện theo pháp luật của công ty là ông Trần Đình Quyền.
Ngày 3/1/2017, Tập đoàn đã tăng vốn điều lệ từ 108 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đình Quyền là cổ đông lớn nhất của tập đoàn với tỷ lệ nắm giữ 80% tương ứng 160 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền nắm 20% vốn, tương ứng 40 tỷ đồng.
Trả lời về việc này, đại diện BSR cho biết sẵn sàng cung cấp thông tin cho mọi đối tác quan tâm đến quá trình IPO của công ty. BSR đã làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược. Trong đó có 2 công ty nước ngoài định mua tối đa cổ phần cho phép (49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi) là các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
“Từ giữa năm 2016, công ty rốt ráo tìm nhà đầu tư chiến lược là những đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh, cùng ngành nghề để phát triển ngành lọc hóa dầu tại Việt Nam. Sau khi tiếp xúc với các đối tác, BSR sẽ cân nhắc, lựa chọn đối tác phù hợp”, lãnh đạo BSR cho biết.
QUỲNH NGA
Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
Relate Threads