Hồi đầu tháng 8 này, Bộ Công thương yêu cầu tạm dừng gói thầu Nhiệt điện Sông Hậu 1 để giải quyết xác minh khiếu nại về lựa chọn nhà thầu cung cấp cho hệ thống khử lưu huỳnh. Trong khi đó Lilama hiện đang làm tổng thầu xây dựng dự án.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama - Mã: LLM) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2017 của công ty mẹ đã kiểm toán.
Theo ý kiến của Kiểm toán, Lilama chuyển thành CTCP từ 6/4/2016 do đó không có kỳ kế toán tương ứng để trình bày số liệu so sánh.
6 tháng đầu năm nay, Lilama ghi nhận 4.927 tỷ đồng doanh thu. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp "ăn mòn" hết lợi nhuận gộp của Công ty, tuy nhiên nhờ khoản doanh thu tài chính 116 tỷ đồng nên Lilama vẫn báo lãi 30 tỷ đồng 6 tháng.
Tính đến 30/6/2017, Lilama có 2.158 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, chiếm 31% tài sản ngắn hạn.
Đáng chú ý, Tổng công ty có gần 43 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh nằm ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Khoản phải thu cuối kỳ của Lilama là gần 4.312 tỷ đồng, giảm 40% so với đầu năm. Lilama đã trích lập 291 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Trong đó nằm nhiều ở các dự án lớn như: Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 - PVC 511 tỷ đồng, 790 tỷ đồng ở Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1... và một số doanh nghiệp như TCT Xây dựng Bạch Đằng 454 tỷ đồng, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam 327 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, Lilama còn có 326,5 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nằm ở Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
Cuối kỳ, tổng nợ phải trả của Công ty mẹ Lilama là 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 8 lần. Có đến 4.112 tỷ đồng là khoản phải trả và trả trước; 1.050 tỷ đồng trái phiếu đến kỳ hạn, 758 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.
Liên quan đến khoản trả trước, đáng chú ý có 1.442 tỷ đồng của Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 - PVN, giảm 62% so với đầu năm. Hồi đầu tháng 8 này, Bộ Công thương yêu cầu tạm dừng gói thầu tại đây để giải quyết xác minh khiếu nại về lựa chọn nhà thầu cung cấp cho hệ thống khử lưu huỳnh, gói thầu M05 thuộc hợp đồng xây dựng nhà máy chính Nhiệt điện Sông Hậu 1.
Ngày 16/8 vừa qua, Lilama đã giao dịch hơn 79,7 triệu cổ phiếu LLM trên UPCoM với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cp. Vốn điều lệ Tổng công ty là 797 tỷ đồng trong đó cổ đông nhà nước đang nắm giữ 97,88% vốn tại đây.
Từ ngày lên UPCoM, sau một vài phiên tăng trần lên mức giá cao nhất 22.000 đồng/cp thì 3 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu LLM liên tục giảm sàn. Kết phiên giao dịch ngày 28/8, cổ phiếu LLM giảm sàn xuống 13.100 đồng/cp.
Khối lượng khớp lệnh phiên cao nhất là 1.000 cổ phiếu, có những phiên không có cổ phiếu nào được khớp lệnh.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama - Mã: LLM) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2017 của công ty mẹ đã kiểm toán.
6 tháng đầu năm nay, Lilama ghi nhận 4.927 tỷ đồng doanh thu. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp "ăn mòn" hết lợi nhuận gộp của Công ty, tuy nhiên nhờ khoản doanh thu tài chính 116 tỷ đồng nên Lilama vẫn báo lãi 30 tỷ đồng 6 tháng.
Tính đến 30/6/2017, Lilama có 2.158 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, chiếm 31% tài sản ngắn hạn.
Đáng chú ý, Tổng công ty có gần 43 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh nằm ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Khoản phải thu cuối kỳ của Lilama là gần 4.312 tỷ đồng, giảm 40% so với đầu năm. Lilama đã trích lập 291 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Trong đó nằm nhiều ở các dự án lớn như: Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 - PVC 511 tỷ đồng, 790 tỷ đồng ở Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1... và một số doanh nghiệp như TCT Xây dựng Bạch Đằng 454 tỷ đồng, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam 327 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, Lilama còn có 326,5 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nằm ở Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
Cuối kỳ, tổng nợ phải trả của Công ty mẹ Lilama là 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 8 lần. Có đến 4.112 tỷ đồng là khoản phải trả và trả trước; 1.050 tỷ đồng trái phiếu đến kỳ hạn, 758 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.
Ngày 16/8 vừa qua, Lilama đã giao dịch hơn 79,7 triệu cổ phiếu LLM trên UPCoM với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cp. Vốn điều lệ Tổng công ty là 797 tỷ đồng trong đó cổ đông nhà nước đang nắm giữ 97,88% vốn tại đây.
Từ ngày lên UPCoM, sau một vài phiên tăng trần lên mức giá cao nhất 22.000 đồng/cp thì 3 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu LLM liên tục giảm sàn. Kết phiên giao dịch ngày 28/8, cổ phiếu LLM giảm sàn xuống 13.100 đồng/cp.
Khối lượng khớp lệnh phiên cao nhất là 1.000 cổ phiếu, có những phiên không có cổ phiếu nào được khớp lệnh.
Hoàng Kiều
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads