Công nghiệp dầu lửa Mỹ và ám ảnh khủng hoảng viễn thông 2002-2003

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Công nghiệp năng lượng Mỹ tiếp tục lao dốc, dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tương tự cách đây hơn 1 thập kỉ.

Đầu tuần, 2 hãng dầu lửa Midstates Petroleum và Ultra Petroleum nộp đơn xin phá sản, nâng tổng số công ty giải thể của ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ lên con số 59.

Theo Reuters, con số trên đang tiến gần tới cột mốc 68 công ty viễn thông phá sản trong cuộc khủng hoảng truyền thông 2002-2003, khiến người ta ám ảnh về một cuộc khủng hoảng tiếp theo trong nền kinh tế số 1 thế giới.

Tuy nhiên những điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa xảy tới. Theo Charles Gibbs, chuyên gia cao cấp tại hãng tư vấn luật Akin Gump, công nghiệp dầu lửa Mỹ thậm chí còn chưa đi được nửa đường tới đáy suy thoái.

“Sẽ có nhiều đơn xin phá sản của các công ty dầu mỏ hơn trong quý II. Số lượng công ty dầu mỏ phải giải thể có thể sẽ gấp đôi mức hiện tại, trước khi thị trường đạt được trạng thái cân bằng”.

Trong lúc này, những nhà sản xuất còn lại đang cắt giảm chi phí tối đa, sả thải bớt nhân công cũng như đóng cửa các mỏ dầu có chi phí cao, với hi vọng giá dầu sẽ phục hồi trong thời gian tới. Giá dầu chạm đáy kỉ lục 27 USD/ thùng hồi tháng Hai từ mức đỉnh 100 USD đạt được mùa hè 2014. Dầu hiện đang được giao dịch quanh ngưỡng 44 USD/ thùng.

Tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn nữa khi các ngân hàng Mỹ đang ngần ngại đối với các khoản vay đầu tư vào công nghiệp dầu lửa.

Nhiều ý kiến cho rằng mua bán và sáp nhập (M&A) có thể sẽ là một lối thoát cho ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ. Tuy nhiên giới phân tích nhận định sẽ không dễ dàng trong bối cảnh hiện nay, khi mà giá dầu lên xuống thất thường khiến việc định giá các công ty dầu mỏ trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, người mua có xu hướng chần chừ trước những công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn.

Công nghiệp dầu lửa Mỹ lao dốc hiện nay và khủng hoảng viễn thông đầu những năm 2000 có những điểm tương đồng mang tính hệ thống: Tiến bộ về công nghệ giúp thu hút các dòng chảy đầu tư khổng lồ vào cả 2 ngành công nghiệp, tạo ra vô số công ty nhỏ. Những công ty này sau đó phát hành một khối lượng nợ khổng lồ, như một ‘quả bom nổ chậm’ ngày càng lớn dần trong nền kinh tế.

C__ng_nghi___p_d___u_l___a_M____v_____m____nh_kh___ng_ho___ng_vi___n_th__ng_2002_200316_32_36_000000.jpg

Đương nhiên là những cuộc khủng hoảng trên không thể so sánh về cả mức độ lẫn sức ảnh hưởng tới nền kinh tế so với khủng hoảng 2007 – 2009. Tuy nhiên những tổn thất đối với giới đầu tư cả ở thị trường cổ phiếu lẫn trái phiếu trong 2 năm qua là rất rõ ràng.

Theo Dow Jones Giá dầu thấp hơn 60% so với mức đỉnh 2014 đã cuốn phăng 1,02 nghìn tỉ USD giá trị vốn hóa của các công ty năng lượng, vượt qua con số 882,5 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp viễn thông đầu những năm 2000.

Nếu sức khỏe của ngành công nghiệp năng lượng tiếp tục xấu đi, hậu quả tác động tới nền kinh tế Mỹ có thể sẽ còn lớn hơn nhiều so với khủng hoảng viễn thông 14 năm trước. Bởi tính tới thời điểm hiện tại, các công ty dầu lửa và khí đốt Mỹ đã phát hành lượng trái phiếu gấp đôi so với các doanh nghiệp viễn thông trước đây.

Từ năm 1998 tới 2002, khoảng 177,1 tỉ USD trái phiếu được các công ty viễn thông phát hành, với chỉ 10% chứng khoán ‘rác’ (trái phiếu có uy tín thấp, lãi suất cao). Trong khi đó, giai đoạn 2010 - 2014, các nhà sản xuất năng lượng Mỹ đã phát hành 350,7 tỷ USD trái phiếu, với lượng chứng khoán ‘rác’ chiếm tới 50%, theo Reuters

Nghi Điền - ANTT.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top