Trong con mắt của nhà quản lý và giới chuyên gia, không nên vì bất kỳ lý do gì để trì hoãn tiến độ cổ phần hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất. BSR được đánh giá là doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn nhất định bởi có ngành nghề sản xuất cơ bản, nhà máy được quản trị tốt và có lợi nhuận bền vững trong thời gian qua.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đang đặt ra gay gắt, Chính phủ chủ trương đẩy nhanh một cách thực chất tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu không đơn thuần là “hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch” cổ phần hóa, xét theo số lượng doanh nghiệp.
Mấu chốt vấn đề là phân bổ lại nguồn lực quốc gia, chuyển mạnh nguồn lực từ khu vực nhà nước sang cho khu vực tư nhân, qua đó thay đổi cơ cấu sở hữu, bảo đảm cải thiện một cách thực chất việc quản trị các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Trái), Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex (Phải).
Trong bối cảnh đó, với các động cơ đầy chất thị trường, xét cả từ phía “cung” lẫn phía “cầu”, tôi nghĩ đối với các doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn, kinh doanh đang có đà tiến triển tốt như Lọc hóa dầu Bình Sơn, việc “lên sàn” hiên nay là cần thiết và đúng lúc. Nhà nước đang muốn “thoái vốn”, BSR đang cần thêm vốn và cần nâng cấp quản trị, còn các nhà đầu tư tư nhân cũng đang rất sẵn sàng tham gia “làm chủ” một doanh nghiệp tốt như BSR.
Nhưng làm sao để công cuộc cổ phần hóa BSR mang lại kết quả mong đợi ?
Có hai nhóm vấn đề có lẽ sẽ tác động trực tiếp đến kết quả cổ phần hóa BSR. Một là những khó khăn của nền kinh tế. Hai là cách thức, hay nói “chuẩn hơn”, nghệ thuật lên sàn của BSR
Đối với điểm thứ nhất, đúng là tình hình kinh tế nói chung đang có những yếu tố không thuận lợi. Đà tăng trưởng kinh tế chưa được khôi phục đầy đủ và chắc chắn, Nợ nần trong nền kinh tế - cả nơ công lẫn nợ tư – vẫn còn là gánh nặng, chưa giải quyết được nhiều. Khu vực doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp những khó khăn. Có cả những tác động không thuận từ tình hình của chính PVN.
Nhưng có lẽ phải đặt vấn đề thế này: thực tế lúc nào cũng có khó khăn, không khó khăn này thì có khó khăn khác. Coi chuyện đó là thông thường, bình thường để vượt qua, giống như lúc nào cũng có những thuận lợi để phát huy và tận dụng. Việt Nam đang hấp dẫn mạnh dòng vốn nước ngoài; đà tăng trưởng của nền kinh tế đang được cải thiện, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang “lên”, v.v… Cũng cần nói thêm rằng rằng khác với giai đoạn trước, Chính phủ đang tạo áp lực rất mạnh để thúc đẩy quá trình cổ trình cổ phần hóa DNNN một cách thực chất.
Đó là những yếu tố hỗ trợ rất quan trọng và tích cực cho việc BSR lên sàn.
Về điểm thứ hai, mang tính “chiến thuật”, tôi nghĩ BSR đang có sự chuẩn bị tốt – không chỉ ở các yếu tố nội lực mà cả những lực lượng hỗ trợ công việc cổ phần hóa: có tổ chức tư vấn đáng tin cậy; có quá trình thử nghiệm, học hỏi kinh nghiệm dài và rất nghiêm túc, việc chọn thời điểm cổ phần hóa được cân nhắc kỹ, v.v. Nhưng cái quan trọng hơn cả, như chính tôi nhận thấy, là sự tự tin của BSR trong “cuộc chơi” này – tin vào thực lực của mình và biết chuẩn bị đón tiếp các nhà đầu tư đến với mình một cách nghiêm túc.
Tôi tin là BSR sẽ thành công.
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex
Việc Petrolimex có kế hoạch mua cổ phần của BSR trong thời gian tới là xem xét thuần túy trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, chúng tôi không chịu bất cứ sức ép chỉ đạo gì cả. Chúng tôi mong muốn mua được tối đa số lượng cổ phần dành cho nhà đầu tư chiến lược, theo phương án được phê duyệt xét trên các yếu tố thị trường. Nếu khoản đầu tư đảm bảo hiệu quả, các cổ đông của Tập đoàn sẽ ủng hộ.
Nói về ngành lõi của BSR cần đề cập đến sản phẩm của Công ty. Về chất lượng, BSR đang có lộ trình để đảm bảo chất lượng theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Về giá cả, thì rất cạnh tranh.
Chúng tôi kỳ vọng vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR sẽ gia tăng sau cổ phần hóa. Điều này phụ thuộc vào các cổ đông tham gia vào lọc dầu Bình Sơn và khả năng cạnh tranh của Bình Sơn ở Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tham gia của Petrolimex thì khả năng cạnh tranh của BSR tại Việt Nam là rất cao.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc PVN
Việc cổ phần hóa BSR đang được triển khai theo đề án tái cấu trúc đã được Thủ Tướng phê duyệt. Theo đó, tỷ lệ và lộ trình chào bán cổ phần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi của phương án. Trên cơ sở đánh giá tính khả thi trực tiếp nhu cầu thị trường, Ban chỉ đạo cổ phần hóa BSR đã đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, với các phương án được tính toán kỹ để đảm bảo rằng IPO sẽ thành công.
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc PVN (Trái), Ông Tống Minh Tuấn - Giám đốc tư vấn CTCK VCBS chi nhánh TP HCM (Phải).
Đối với Bình Sơn có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Trước đây các nhà đầu tư đến từ Nga như Rosneft cũng rất quan tâm nhưng bởi đây là khoản rất lớn trong lĩnh vực công nghiệp nên họ phải cân nhắc kỹ. Nhà máy lọc hóa dầu có đặc thù là hạ tầng lớn, vốn đầu tư lớn, dòng tiền ổn định nhưng lợi nhuận ở mức theo thông lệ thế giới nên người ta cần sự thận trọng đánh giá lâu dài.
Trong phương án mà chúng tôi trình Chính phủ, đối tác chiến lược có thể mua tối đa tới 49%. Tiến độ cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất, cho đến nay đang quyết liệt, đúng tiến độ Chính phủ phê duyệt. Chúng tôi tin tưởng rằng đây sẽ là doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn nhất định bởi ngành nghề sản xuất cơ bản và nhà máy được quản trị tốt trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đề ra mục tiêu gắn IPO doanh nghiệp với niêm yết cổ phần ngay sau đó. Điều này không đơn giản, phải rất cố gắng vì Bình Sơn có quy mô rất lớn.
Ông Tống Minh Tuấn, Giám đốc tư vấn CTCK VCBS chi nhánh TP HCM
Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các đợt IPO của DN lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn ‘’khủng” như BSR. Họ quan tâm đến các DN có ngành lõi tốt, năng lực quản trị tốt và tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược lớn. Những ngành nghề có dòng tiền ổn định như Lọc dầu Bình Sơn do đó BSR có khả năng thu hút được sự chú ý và tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đang đặt ra gay gắt, Chính phủ chủ trương đẩy nhanh một cách thực chất tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu không đơn thuần là “hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch” cổ phần hóa, xét theo số lượng doanh nghiệp.
Mấu chốt vấn đề là phân bổ lại nguồn lực quốc gia, chuyển mạnh nguồn lực từ khu vực nhà nước sang cho khu vực tư nhân, qua đó thay đổi cơ cấu sở hữu, bảo đảm cải thiện một cách thực chất việc quản trị các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Trái), Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex (Phải).
Nhưng làm sao để công cuộc cổ phần hóa BSR mang lại kết quả mong đợi ?
Có hai nhóm vấn đề có lẽ sẽ tác động trực tiếp đến kết quả cổ phần hóa BSR. Một là những khó khăn của nền kinh tế. Hai là cách thức, hay nói “chuẩn hơn”, nghệ thuật lên sàn của BSR
Đối với điểm thứ nhất, đúng là tình hình kinh tế nói chung đang có những yếu tố không thuận lợi. Đà tăng trưởng kinh tế chưa được khôi phục đầy đủ và chắc chắn, Nợ nần trong nền kinh tế - cả nơ công lẫn nợ tư – vẫn còn là gánh nặng, chưa giải quyết được nhiều. Khu vực doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp những khó khăn. Có cả những tác động không thuận từ tình hình của chính PVN.
Nhưng có lẽ phải đặt vấn đề thế này: thực tế lúc nào cũng có khó khăn, không khó khăn này thì có khó khăn khác. Coi chuyện đó là thông thường, bình thường để vượt qua, giống như lúc nào cũng có những thuận lợi để phát huy và tận dụng. Việt Nam đang hấp dẫn mạnh dòng vốn nước ngoài; đà tăng trưởng của nền kinh tế đang được cải thiện, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang “lên”, v.v… Cũng cần nói thêm rằng rằng khác với giai đoạn trước, Chính phủ đang tạo áp lực rất mạnh để thúc đẩy quá trình cổ trình cổ phần hóa DNNN một cách thực chất.
Đó là những yếu tố hỗ trợ rất quan trọng và tích cực cho việc BSR lên sàn.
Về điểm thứ hai, mang tính “chiến thuật”, tôi nghĩ BSR đang có sự chuẩn bị tốt – không chỉ ở các yếu tố nội lực mà cả những lực lượng hỗ trợ công việc cổ phần hóa: có tổ chức tư vấn đáng tin cậy; có quá trình thử nghiệm, học hỏi kinh nghiệm dài và rất nghiêm túc, việc chọn thời điểm cổ phần hóa được cân nhắc kỹ, v.v. Nhưng cái quan trọng hơn cả, như chính tôi nhận thấy, là sự tự tin của BSR trong “cuộc chơi” này – tin vào thực lực của mình và biết chuẩn bị đón tiếp các nhà đầu tư đến với mình một cách nghiêm túc.
Tôi tin là BSR sẽ thành công.
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex
Việc Petrolimex có kế hoạch mua cổ phần của BSR trong thời gian tới là xem xét thuần túy trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, chúng tôi không chịu bất cứ sức ép chỉ đạo gì cả. Chúng tôi mong muốn mua được tối đa số lượng cổ phần dành cho nhà đầu tư chiến lược, theo phương án được phê duyệt xét trên các yếu tố thị trường. Nếu khoản đầu tư đảm bảo hiệu quả, các cổ đông của Tập đoàn sẽ ủng hộ.
Nói về ngành lõi của BSR cần đề cập đến sản phẩm của Công ty. Về chất lượng, BSR đang có lộ trình để đảm bảo chất lượng theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Về giá cả, thì rất cạnh tranh.
Chúng tôi kỳ vọng vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR sẽ gia tăng sau cổ phần hóa. Điều này phụ thuộc vào các cổ đông tham gia vào lọc dầu Bình Sơn và khả năng cạnh tranh của Bình Sơn ở Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tham gia của Petrolimex thì khả năng cạnh tranh của BSR tại Việt Nam là rất cao.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc PVN
Việc cổ phần hóa BSR đang được triển khai theo đề án tái cấu trúc đã được Thủ Tướng phê duyệt. Theo đó, tỷ lệ và lộ trình chào bán cổ phần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi của phương án. Trên cơ sở đánh giá tính khả thi trực tiếp nhu cầu thị trường, Ban chỉ đạo cổ phần hóa BSR đã đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, với các phương án được tính toán kỹ để đảm bảo rằng IPO sẽ thành công.
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc PVN (Trái), Ông Tống Minh Tuấn - Giám đốc tư vấn CTCK VCBS chi nhánh TP HCM (Phải).
Trong phương án mà chúng tôi trình Chính phủ, đối tác chiến lược có thể mua tối đa tới 49%. Tiến độ cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất, cho đến nay đang quyết liệt, đúng tiến độ Chính phủ phê duyệt. Chúng tôi tin tưởng rằng đây sẽ là doanh nghiệp có mức độ hấp dẫn nhất định bởi ngành nghề sản xuất cơ bản và nhà máy được quản trị tốt trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đề ra mục tiêu gắn IPO doanh nghiệp với niêm yết cổ phần ngay sau đó. Điều này không đơn giản, phải rất cố gắng vì Bình Sơn có quy mô rất lớn.
Ông Tống Minh Tuấn, Giám đốc tư vấn CTCK VCBS chi nhánh TP HCM
Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các đợt IPO của DN lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn ‘’khủng” như BSR. Họ quan tâm đến các DN có ngành lõi tốt, năng lực quản trị tốt và tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược lớn. Những ngành nghề có dòng tiền ổn định như Lọc dầu Bình Sơn do đó BSR có khả năng thu hút được sự chú ý và tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư.
A.D
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế
Relate Threads