Theo đánh giá của Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), vùng bờ biển tỉnh ta có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu cao. Bởi khu vực này tập trung nhiều ngành kinh tế có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu, như: Vận tải biển, chuyển tải xăng dầu, khai thác khoáng sản và nạo vét luồng lạch...
Nhằm chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên vùng biển của tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với các đơn vị có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu cao, như: Cảng cá Hòa Lộc, Công ty CP Cảng Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa, Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa... triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm kế hoạch đã xây dựng. Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quản lý, kinh doanh khai thác cảng dầu khí, dịch vụ cơ khí và dịch vụ tàu lai dắt là một ví dụ điển hình.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở TN&MT, công ty đã lập kế hoạch và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu. Hàng năm, công ty đều tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu theo các tình huống giả định đạt kết quả cao. Hay như Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), ngoài việc mua sắm trang thiết bị, ban quản lý cảng cá còn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương xây dựng phương án ngăn chặn kịp thời khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Ban quản lý cảng cá thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đến cán bộ, công nhân và các chủ phương tiện ra vào cảng, qua đó, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là an toàn khi sử dụng xăng dầu...
Sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên mặt đất hoặc mặt nước do các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển, phân phối, dự trữ dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí hoặc do hiện tượng rò rỉ dầu từ các phương tiện khai thác thủy sản. Hậu quả sau sự cố tràn dầu không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển mà còn tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau trên địa bàn tỉnh mới có khoảng trên 50% số cây xăng, kho xăng và 12 đơn vị kinh doanh bến cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được UBND tỉnh phê duyệt.
Để chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, thiết nghĩ, các doanh nghiệp, các địa phương, đặc biệt là khu vực cảng, khu khai thác và lưu trữ dầu khí cần nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu cụ thể sát với thực tiễn đơn vị. Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã bàn giao bản đồ nhạy cảm môi trường và bổ sung kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu cho tỉnh. Đây được xem là căn cứ khoa học quan trọng để ngành chức năng và các đơn vị liên quan tiếp tục đưa ra những giải pháp thiết thực ứng phó với sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Nhằm chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên vùng biển của tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với các đơn vị có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu cao, như: Cảng cá Hòa Lộc, Công ty CP Cảng Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa, Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa... triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm kế hoạch đã xây dựng. Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quản lý, kinh doanh khai thác cảng dầu khí, dịch vụ cơ khí và dịch vụ tàu lai dắt là một ví dụ điển hình.
Sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên mặt đất hoặc mặt nước do các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển, phân phối, dự trữ dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí hoặc do hiện tượng rò rỉ dầu từ các phương tiện khai thác thủy sản. Hậu quả sau sự cố tràn dầu không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển mà còn tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau trên địa bàn tỉnh mới có khoảng trên 50% số cây xăng, kho xăng và 12 đơn vị kinh doanh bến cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được UBND tỉnh phê duyệt.
Để chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, thiết nghĩ, các doanh nghiệp, các địa phương, đặc biệt là khu vực cảng, khu khai thác và lưu trữ dầu khí cần nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu cụ thể sát với thực tiễn đơn vị. Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí thuộc Viện Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã bàn giao bản đồ nhạy cảm môi trường và bổ sung kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu cho tỉnh. Đây được xem là căn cứ khoa học quan trọng để ngành chức năng và các đơn vị liên quan tiếp tục đưa ra những giải pháp thiết thực ứng phó với sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Phong Sắc - Báo Thanh Hóa
Relate Threads