Giá dầu thô tương lai liên tiếp tăng lên các mốc cao mới trong những ngày vừa qua, khiến các lời dự báo giá dầu của giới phân tích đầy kinh nghiệm “trật lất”, theo The Wall Street Journal.
Giá dầu làm đảo lộn các dự báo
Khi giá dầu Brent trên thị trường London vượt mốc 75 đô la Mỹ/thùng trong phiên giao dịch ngày 7-5, không có ai bất ngờ hơn các nhà phân tích thị trường dầu ở các ngân hàng danh tiếng tại Phố Wall.
Giá dầu đã tăng 12% trong năm nay và đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Tháng 12, năm ngoái, các chuyên gia, được Wall Street Journal khảo sát, dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 57 đô la Mỹ/thùng trong quí 1-2018 nhưng thực tế, giá trung bình lên đến 67 đô la Mỹ/thùng.
Giới phân tích thường xuyên đưa ra các dự báo sai trên các thị trường tài chính. Năm ngoái, giới phân tích đoán sai mức tăng trưởng của chỉ số S&P 500 ở mức chênh lệch khá lớn. Phần lớn đều cho rằng S&P 500 sẽ đạt 2.300 điểm nhưng thực tế chỉ số này kết thúc năm 2017 với mức điểm gần 2.700 điểm. Trong khi đó, giá vàng thường không đi theo kịch bản tăng giá của các dự báo hàng năm. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ liên tục nằm dưới mức dự báo của các ngân hàng trong nhiều năm trời.
Riêng đối với giá dầu, công việc dự báo đặc biệt phức tạp vì thị trường dầu rất nhạy cảm với các biến động khó đoán của tình hình địa chính trị và cách vận hành không rõ ràng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Trong những năm gần đây, dự báo giá dầu càng khó khăn hơn.
Sự trỗi dậy của ngành dầu khí đá phiến tại Mỹ gây rắc rối thêm cho các dự báo. Việc OPEC gây sốc cho thị trường bằng những quyết định chính sách bất ngờ và sự sụp đổ nhanh chóng của sản lượng dầu từ Venezuela cùng các thay đổi địa chính trị khác đã đẩy giá dầu lên nhanh hơn rất nhiều so với mức mà nhiều nhà phân tích kỳ vọng.
“Dự báo giá dầu là một việc làm ngớ ngẩn. Phản ứng chậm của nguồn cung và cầu khiến giá dầu rất nhạy cảm trước những cú sốc bất ngờ rất khó dự báo”, Giáo sư tài chính Craig Pirrong ở Đại học Houston (Mỹ) nói.
Dự báo giá dầu của các tổ chức năng lượng cũng không khá hơn. Chẳng hạn, Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thường xuyên dự báo sai giá dầu. Mức giá dầu trung bình trong quí 1-2018 theo dự báo của EIA thấp hơn 15% so với thực tế.
“Các dự báo giá dầu có thể bị đảo lộn bởi những sự kiện bất ngờ. Đôi lúc bạn đoán đúng tất cả các sự kiện nhưng cách bạn nhìn nhận chúng không phải lúc nào cũng giống như thị trường, vậy nên, dự báo của bạn sẽ sai”, Harry Tchilinguirian, giám đốc chiến lược thị trường hàng hóa toàn cầu ở ngân hàng BNP Paribas (Pháp) nói.
Nhiều yếu tố bất ngờ làm “bó tay” giới phân tích
Giới phân tích chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố bất ngờ hỗ trợ đà tăng giá dầu trong thời gian vừa qua, khiến các dự báo không theo kịp. Chẳng hạn, vào cuối năm ngoái, OPEC và các đồng minh đã hành động ngược lại với các dự báo khi quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến hết năm 2018, thay vì đến tháng 3-2018 như kế hoạch trước đó. Trong khi đó, sản lượng dầu của các thành viên quan trọng của OPEC như Venezuela, Angola cũng suy giảm nhanh hơn dự kiến.
Nhu cầu dầu toàn cầu tăng cao hơn dự báo nhờ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng bộ trên thế giới. Các lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Syria hay Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng là các sự kiện địa chính trị hỗ trợ cho xu hướng tăng giá của dầu.
Nhiều nhà đầu tư nói rằng họ sẽ phớt lờ các dự báo giá dầu và chỉ tập trung vào các xu hướng hiện tại của thị trường dầu
“Tôi hoàn toàn không nghiên cứu các dự báo giá dầu nữa vì phần lớn chúng đều thận trọng và nhìn về quá khứ”, Doug King, Giám đốc đầu tư ở quỹ đầu tư hàng hóa Merchant Commodity cho biết quan điểm của mình. Còn Bob Minter, nhà chiến lược đầu tư ở công ty quản lý đầu tư Aberdeen Standard Investments cho biết, ông đọc kỹ lưỡng các dự báo thị trường dầu của các ngân hàng nhưng không chú trọng các con số.
“Tôi không nhìn vào các dự báo giá dầu mà thay vào đó, tôi sẽ nghiên cứu nội dung phân tích bên trong các dự báo”, Minter cho hay.
Một số nhà đầu tư khác xem các dự báo của các ngân hàng như là một chỉ số ngược. Geir Lode, giám đốc thị trường cổ phiếu toàn cầu ở công ty quản lý đầu tư Hermes, bình luận rằng, các ngân hàng rất kém trong việc dự báo giá dầu và điều này tạo cho các nhà đầu tư cơ hội lớn để hành động ngược lại với các dự báo của họ.
Giá dầu làm đảo lộn các dự báo
Khi giá dầu Brent trên thị trường London vượt mốc 75 đô la Mỹ/thùng trong phiên giao dịch ngày 7-5, không có ai bất ngờ hơn các nhà phân tích thị trường dầu ở các ngân hàng danh tiếng tại Phố Wall.
Giá dầu đã tăng 12% trong năm nay và đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Tháng 12, năm ngoái, các chuyên gia, được Wall Street Journal khảo sát, dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 57 đô la Mỹ/thùng trong quí 1-2018 nhưng thực tế, giá trung bình lên đến 67 đô la Mỹ/thùng.
Riêng đối với giá dầu, công việc dự báo đặc biệt phức tạp vì thị trường dầu rất nhạy cảm với các biến động khó đoán của tình hình địa chính trị và cách vận hành không rõ ràng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Trong những năm gần đây, dự báo giá dầu càng khó khăn hơn.
Sự trỗi dậy của ngành dầu khí đá phiến tại Mỹ gây rắc rối thêm cho các dự báo. Việc OPEC gây sốc cho thị trường bằng những quyết định chính sách bất ngờ và sự sụp đổ nhanh chóng của sản lượng dầu từ Venezuela cùng các thay đổi địa chính trị khác đã đẩy giá dầu lên nhanh hơn rất nhiều so với mức mà nhiều nhà phân tích kỳ vọng.
“Dự báo giá dầu là một việc làm ngớ ngẩn. Phản ứng chậm của nguồn cung và cầu khiến giá dầu rất nhạy cảm trước những cú sốc bất ngờ rất khó dự báo”, Giáo sư tài chính Craig Pirrong ở Đại học Houston (Mỹ) nói.
Dự báo giá dầu của các tổ chức năng lượng cũng không khá hơn. Chẳng hạn, Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thường xuyên dự báo sai giá dầu. Mức giá dầu trung bình trong quí 1-2018 theo dự báo của EIA thấp hơn 15% so với thực tế.
“Các dự báo giá dầu có thể bị đảo lộn bởi những sự kiện bất ngờ. Đôi lúc bạn đoán đúng tất cả các sự kiện nhưng cách bạn nhìn nhận chúng không phải lúc nào cũng giống như thị trường, vậy nên, dự báo của bạn sẽ sai”, Harry Tchilinguirian, giám đốc chiến lược thị trường hàng hóa toàn cầu ở ngân hàng BNP Paribas (Pháp) nói.
Nhiều yếu tố bất ngờ làm “bó tay” giới phân tích
Giới phân tích chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố bất ngờ hỗ trợ đà tăng giá dầu trong thời gian vừa qua, khiến các dự báo không theo kịp. Chẳng hạn, vào cuối năm ngoái, OPEC và các đồng minh đã hành động ngược lại với các dự báo khi quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến hết năm 2018, thay vì đến tháng 3-2018 như kế hoạch trước đó. Trong khi đó, sản lượng dầu của các thành viên quan trọng của OPEC như Venezuela, Angola cũng suy giảm nhanh hơn dự kiến.
Nhu cầu dầu toàn cầu tăng cao hơn dự báo nhờ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng bộ trên thế giới. Các lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Syria hay Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng là các sự kiện địa chính trị hỗ trợ cho xu hướng tăng giá của dầu.
Nhiều nhà đầu tư nói rằng họ sẽ phớt lờ các dự báo giá dầu và chỉ tập trung vào các xu hướng hiện tại của thị trường dầu
“Tôi hoàn toàn không nghiên cứu các dự báo giá dầu nữa vì phần lớn chúng đều thận trọng và nhìn về quá khứ”, Doug King, Giám đốc đầu tư ở quỹ đầu tư hàng hóa Merchant Commodity cho biết quan điểm của mình. Còn Bob Minter, nhà chiến lược đầu tư ở công ty quản lý đầu tư Aberdeen Standard Investments cho biết, ông đọc kỹ lưỡng các dự báo thị trường dầu của các ngân hàng nhưng không chú trọng các con số.
“Tôi không nhìn vào các dự báo giá dầu mà thay vào đó, tôi sẽ nghiên cứu nội dung phân tích bên trong các dự báo”, Minter cho hay.
Một số nhà đầu tư khác xem các dự báo của các ngân hàng như là một chỉ số ngược. Geir Lode, giám đốc thị trường cổ phiếu toàn cầu ở công ty quản lý đầu tư Hermes, bình luận rằng, các ngân hàng rất kém trong việc dự báo giá dầu và điều này tạo cho các nhà đầu tư cơ hội lớn để hành động ngược lại với các dự báo của họ.
Relate Threads