Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các quốc gia tiêu thụ dầu lớn ở châu Á thiết lập một diễn đàn chính thức để tương tác với OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC.
OPEC và một số quốc gia ngoài khối này đã quyết định tăng sản lượng dầu mỏ 1 triệu thùng/ngày, bất chấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên của tổ chức này trong cuộc họp tại Vienna vào cuối tuần qua.
Nhưng trong tất cả các cuộc thảo luận của OPEC, các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn của châu Á đã không thể hiện được tiếng nói của họ. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện chiếm khoảng 23% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, nhưng chỉ có Bộ trưởng dầu mỏ của Ấn Độ, Dharmendra Pradhan, có mặt tại cuộc họp vừa qua của OPEC ở Vienna.
Châu Á là một thị trường tiêu dùng dầu mỏ tương đối nhỏ so với Mỹ và châu Âu cho đến cuối thế kỷ trước. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang là thị trường nhập khẩu quan trọng của các quốc gia thành viên OPEC. Mặc dù vây, các quốc gia châu Á chưa khẳng định được ảnh hưởng của mình đối với OPEC.
OPEC độc lập về cách thức đưa ra quyết định, nhưng không hoạt động một mình. Thực tế cho thấy rằng, việc có khoảng 5 trong số các CEO của các công ty sản xuất dầu đá phiến lớn của Mỹ được mời trình bày quan điểm của họ trong cuộc họp vừa qua của OPEC ở Vienna là sự thừa nhận của OPEC về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái dầu mỏ thế giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các quốc gia tiêu thụ dầu lớn ở châu Á thiết lập một diễn đàn chính thức để tương tác với OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC, đó là Tổ chức các nước nhập khẩu dầu (OPIC). Trung Quốc và Ấn Độ nên dẫn đầu nhóm này. OPIC cũng có thể cung cấp một nền tảng cho các nước tiêu thụ dầu mỏ nhỏ hơn nhưng đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á. "Ngoài sự phối hợp thường xuyên, cần có cuộc đối thoại giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trước bất kỳ cuộc họp nào của OPEC về chính sách sản xuất để đảm bảo rằng OPEC lắng nghe được quan điểm của khách hàng trước khi đưa ra quyết định", một chuyên gia đề nghị.
OPEC có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong những tháng tới khi sản lượng của Venezuela sụt giảm, và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ của Iran đe dọa nguồn cung. Tuy nhiên, OPEC đã cam kết giữ cho thị trường dầu mỏ cân bằng, không để giá dầu tăng cao hơn.
OPEC và một số quốc gia ngoài khối này đã quyết định tăng sản lượng dầu mỏ 1 triệu thùng/ngày, bất chấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên của tổ chức này trong cuộc họp tại Vienna vào cuối tuần qua.
Châu Á là một thị trường tiêu dùng dầu mỏ tương đối nhỏ so với Mỹ và châu Âu cho đến cuối thế kỷ trước. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang là thị trường nhập khẩu quan trọng của các quốc gia thành viên OPEC. Mặc dù vây, các quốc gia châu Á chưa khẳng định được ảnh hưởng của mình đối với OPEC.
OPEC độc lập về cách thức đưa ra quyết định, nhưng không hoạt động một mình. Thực tế cho thấy rằng, việc có khoảng 5 trong số các CEO của các công ty sản xuất dầu đá phiến lớn của Mỹ được mời trình bày quan điểm của họ trong cuộc họp vừa qua của OPEC ở Vienna là sự thừa nhận của OPEC về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái dầu mỏ thế giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các quốc gia tiêu thụ dầu lớn ở châu Á thiết lập một diễn đàn chính thức để tương tác với OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC, đó là Tổ chức các nước nhập khẩu dầu (OPIC). Trung Quốc và Ấn Độ nên dẫn đầu nhóm này. OPIC cũng có thể cung cấp một nền tảng cho các nước tiêu thụ dầu mỏ nhỏ hơn nhưng đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á. "Ngoài sự phối hợp thường xuyên, cần có cuộc đối thoại giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trước bất kỳ cuộc họp nào của OPEC về chính sách sản xuất để đảm bảo rằng OPEC lắng nghe được quan điểm của khách hàng trước khi đưa ra quyết định", một chuyên gia đề nghị.
OPEC có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong những tháng tới khi sản lượng của Venezuela sụt giảm, và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ của Iran đe dọa nguồn cung. Tuy nhiên, OPEC đã cam kết giữ cho thị trường dầu mỏ cân bằng, không để giá dầu tăng cao hơn.
Cẩm Anh
http://enternews.vn
http://enternews.vn
Relate Threads