Bộ trưởng Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo cho biết 10 nước sản xuất dầu mỏ không thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga, đã ủng hộ tăng sản lượng dầu.
Quyết định trên được đưa ra tại một hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC tại Vienna (Áo) ngày 23/6 nhằm đảm bảo sự tham gia của các nước ngoài OPEC vào một thỏa thuận nội bộ OPEC về tăng sản lượng vừa đạt được trước đó một ngày.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Bộ trưởng Azevedo cho biết: "Chúng tôi đã nhất trí" cùng tăng sản lượng.
Từ cuối năm 2016, các quốc gia thành viên OPEC cùng những nước sản xuất dầu mỏ khác không thuộc tổ chức này đã thống nhất cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, nhưng trên thực tế họ đã cắt tới 2,8 triệu thùng/ngày. Trong thỏa thuận vừa đạt được ngày 22/6, OPEC cho biết sẽ tăng tương đương 100% mức trước khi cắt giảm, song không đưa ra con số cụ thể. Saudi Arabia cho biết động thái này có thể đồng nghĩa với việc tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu, đối với các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC. Iraq cho biết mức tăng có thể từ 700.000 - 800.000 thùng/ngày, còn Iran cho biết mức tăng thực tế sẽ chỉ khoảng 500.000 thùng/ngày. Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak (A-lếch-xan-đơ Nô-vác) bày tỏ hài lòng với quyết định trên dù trước đó ông đề xuất tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Đề xuất tăng sản lượng dầu đã được hầu hết các quốc gia OPEC ủng hộ trừ Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC song hiện đang đối mặt với những lệnh trừng phạt ngặt nghèo từ Mỹ, trong đó có cả những biện pháp nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Tehran. Iran đề nghị OPEC bác bỏ các kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về tăng nguồn cung dầu, cho rằng chính ông Trump đã góp phần làm tăng giá dầu gần đây khi áp đặt trừng phạt chống Iran và Venezuela./.
Quyết định trên được đưa ra tại một hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC tại Vienna (Áo) ngày 23/6 nhằm đảm bảo sự tham gia của các nước ngoài OPEC vào một thỏa thuận nội bộ OPEC về tăng sản lượng vừa đạt được trước đó một ngày.
Từ cuối năm 2016, các quốc gia thành viên OPEC cùng những nước sản xuất dầu mỏ khác không thuộc tổ chức này đã thống nhất cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, nhưng trên thực tế họ đã cắt tới 2,8 triệu thùng/ngày. Trong thỏa thuận vừa đạt được ngày 22/6, OPEC cho biết sẽ tăng tương đương 100% mức trước khi cắt giảm, song không đưa ra con số cụ thể. Saudi Arabia cho biết động thái này có thể đồng nghĩa với việc tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu, đối với các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC. Iraq cho biết mức tăng có thể từ 700.000 - 800.000 thùng/ngày, còn Iran cho biết mức tăng thực tế sẽ chỉ khoảng 500.000 thùng/ngày. Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak (A-lếch-xan-đơ Nô-vác) bày tỏ hài lòng với quyết định trên dù trước đó ông đề xuất tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Đề xuất tăng sản lượng dầu đã được hầu hết các quốc gia OPEC ủng hộ trừ Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC song hiện đang đối mặt với những lệnh trừng phạt ngặt nghèo từ Mỹ, trong đó có cả những biện pháp nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Tehran. Iran đề nghị OPEC bác bỏ các kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về tăng nguồn cung dầu, cho rằng chính ông Trump đã góp phần làm tăng giá dầu gần đây khi áp đặt trừng phạt chống Iran và Venezuela./.
Relate Threads