Chiếm đến 5 trong 12 đại dự án thua lỗ, lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã nhận lỗi khi trước đó bị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê bình .
Cũng tại cuộc họp khẩn giữa Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiều ngày 7-7, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc PVN, cho biết ban lãnh đạo tập đoàn đã “họp khẩn”, phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể với từng dự án.
Cuộc họp khẩn của PVN nói trên là diễn biến tiếp theo sau cuộc họp hai ngày trước đó với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém của ngành công thương.
“Mới thảo luận, chưa có chuyển biến”
Trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém cungành công thương, PVN chiếm số lượng lớn với năm dự án, trong đó có ba dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ở Phú Thọ, Bình Phước và Quảng Ngãi.
Hai dự án còn lại của PVN trong lĩnh vực khác gồm nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Ông Sơn nhìn nhận, việc xử lý đối với các dự án ngành dầu khí trong suốt một năm qua đến nay các công việc thực sự gần như "chưa được triển khai". Mọi hoạt động mới chỉ dừng lại ở tranh luận, thảo luận nên dẫn tới kết quả xử lý “chưa có chuyển biến gì”.
“PVN đã có phương án, đề xuất cụ thể hướng xử lý đối với từng dự án, gửi Ban chỉ đạo và Bộ Công Thương nhưng do khách quan và chủ quan, vướng mắc tài chính nên công việc hiện nay chưa triển khai được nhiều. Tập đoàn Dầu khí xin nhận lỗi, ngoài nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là có việc chưa quyết liệt, chưa quyết tâm từ phía chủ đầu tư, tổng thầu và công tác chỉ đạo”, ông Sơn nói.
Nhắc lại chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ngày 5-7 khi phê bình PVN chậm trễ trong xử lý các dự án ngành dầu khí, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, yêu cầu PVN cần phải chỉ đạo triển khai quyết liệt theo lộ trình được Bộ Chính trị đặt ra là năm 2017 hoàn thành phương án xử lý để 2018 cơ bản khó khăn giải quyết và năm 2020 hoàn thành xong.
“Phó Thủ tướng nêu quyết liệt, nếu dự án khó khăn không có chuyển biến thì phải thay thế nhân sự, cán bộ. Ban chỉ đạo đã thông qua phương án xử lý từng dự án, nhưng để thực hiện phương án mà Ban chỉ đạo đã thông qua thì phải giải quyết khó khăn tồn tại thế nào, đưa ra cách giải quyết ra sao, còn khó khăn vướng mắc gì, đề xuất kiến nghị ra sao, trên cơ sở đó thống nhất triển khai để có chuyển biến rõ ràng hơn”, ông Vượng đề nghị.
Khó rót thêm vốn, có thể cho phá sản
Báo cáo về tình hình xử lý các dự án ngành dầu khí, sau khi họp với các đơn vị liên quan đến các dự án thua lỗ, ông Sơn cho biết có ba nhóm vấn đề được PVN đưa ra để định hướng xử lý.
Vấn đề đầu tiên là quyết toán hợp đồng EPC. Theo ông Sơn, mỗi dự án đều có đặc thù riêng, việc quyết toán liên quan đến đối tác nước ngoài, bên ngoài PVN như tại dự án sơ xợi Đình Vũ, Dung Quất nên quá trình xử lý không phụ thuộc vào PVN mà phụ thuộc nhiều đối tượng khác nhau.
Với một số dự án như nhà máy nhiên liệu sinh học ở Phú Thọ và Quảng Ngãi, mặc dù đã có hướng xử lý, song để quyết toán hợp đồng cần sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Chính phủ.
Đặc biệt là các dự án có nguồn vốn vay từ ngân hàng, ông Sơn cho rằng nếu không có sự chỉ đạo của Chính phủ thì việc thanh toán hợp đồng và tái cơ cấu khoản vay là vấn đề lớn.
Vấn đề thứ hai là khởi động lại các dự án theo kế hoạch như nhà máy sơ xợi Đình Vũ, các nhà máy nhiên liệu sinh học…
Hiện tại các dự án đang trong tình trạng khó khăn, dòng tiền và chi phí đều không còn nên để triển khai hoạt động đều cần tiền.
Ông Sơn cho biết vướng mắc lớn nhất là theo chủ trương không được rót thêm vốn nhà nước để phục vụ cho các dự án, nên rất khó để khởi động trở lại.
Vấn đề thứ ba, trong trường hợp xấu nhất là sẽ cho dừng hoạt động các nhà máy để thanh lý, chuyển nhượng hoặc phá sản.
Hiện tại, theo ông Sơn, PVN đã cho triển khai đồng loạt việc thuê tư vấn đánh giá tài sản, xây dựng phương án thoái vốn.
Ông Sơn cho rằng cả đây là phương án tiêu cực và không mong muốn, song để thực hiện thì vẫn đòi hỏi phải có chi phí nhất định cho công ty tư vấn, duy trì tài sản, bảo vệ, điện nước với thời gian lên tới 18 tháng đến 2 năm, nên phải xin phê duyệt tiếp.
Cũng tại cuộc họp khẩn giữa Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiều ngày 7-7, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc PVN, cho biết ban lãnh đạo tập đoàn đã “họp khẩn”, phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể với từng dự án.
Cuộc họp khẩn của PVN nói trên là diễn biến tiếp theo sau cuộc họp hai ngày trước đó với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém của ngành công thương.
“Mới thảo luận, chưa có chuyển biến”
Trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém cungành công thương, PVN chiếm số lượng lớn với năm dự án, trong đó có ba dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ở Phú Thọ, Bình Phước và Quảng Ngãi.
Hai dự án còn lại của PVN trong lĩnh vực khác gồm nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và nhà máy đóng tàu Dung Quất.
“PVN đã có phương án, đề xuất cụ thể hướng xử lý đối với từng dự án, gửi Ban chỉ đạo và Bộ Công Thương nhưng do khách quan và chủ quan, vướng mắc tài chính nên công việc hiện nay chưa triển khai được nhiều. Tập đoàn Dầu khí xin nhận lỗi, ngoài nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là có việc chưa quyết liệt, chưa quyết tâm từ phía chủ đầu tư, tổng thầu và công tác chỉ đạo”, ông Sơn nói.
Nhắc lại chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ngày 5-7 khi phê bình PVN chậm trễ trong xử lý các dự án ngành dầu khí, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, yêu cầu PVN cần phải chỉ đạo triển khai quyết liệt theo lộ trình được Bộ Chính trị đặt ra là năm 2017 hoàn thành phương án xử lý để 2018 cơ bản khó khăn giải quyết và năm 2020 hoàn thành xong.
“Phó Thủ tướng nêu quyết liệt, nếu dự án khó khăn không có chuyển biến thì phải thay thế nhân sự, cán bộ. Ban chỉ đạo đã thông qua phương án xử lý từng dự án, nhưng để thực hiện phương án mà Ban chỉ đạo đã thông qua thì phải giải quyết khó khăn tồn tại thế nào, đưa ra cách giải quyết ra sao, còn khó khăn vướng mắc gì, đề xuất kiến nghị ra sao, trên cơ sở đó thống nhất triển khai để có chuyển biến rõ ràng hơn”, ông Vượng đề nghị.
Khó rót thêm vốn, có thể cho phá sản
Báo cáo về tình hình xử lý các dự án ngành dầu khí, sau khi họp với các đơn vị liên quan đến các dự án thua lỗ, ông Sơn cho biết có ba nhóm vấn đề được PVN đưa ra để định hướng xử lý.
Vấn đề đầu tiên là quyết toán hợp đồng EPC. Theo ông Sơn, mỗi dự án đều có đặc thù riêng, việc quyết toán liên quan đến đối tác nước ngoài, bên ngoài PVN như tại dự án sơ xợi Đình Vũ, Dung Quất nên quá trình xử lý không phụ thuộc vào PVN mà phụ thuộc nhiều đối tượng khác nhau.
Với một số dự án như nhà máy nhiên liệu sinh học ở Phú Thọ và Quảng Ngãi, mặc dù đã có hướng xử lý, song để quyết toán hợp đồng cần sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Chính phủ.
Đặc biệt là các dự án có nguồn vốn vay từ ngân hàng, ông Sơn cho rằng nếu không có sự chỉ đạo của Chính phủ thì việc thanh toán hợp đồng và tái cơ cấu khoản vay là vấn đề lớn.
Vấn đề thứ hai là khởi động lại các dự án theo kế hoạch như nhà máy sơ xợi Đình Vũ, các nhà máy nhiên liệu sinh học…
Hiện tại các dự án đang trong tình trạng khó khăn, dòng tiền và chi phí đều không còn nên để triển khai hoạt động đều cần tiền.
Ông Sơn cho biết vướng mắc lớn nhất là theo chủ trương không được rót thêm vốn nhà nước để phục vụ cho các dự án, nên rất khó để khởi động trở lại.
Vấn đề thứ ba, trong trường hợp xấu nhất là sẽ cho dừng hoạt động các nhà máy để thanh lý, chuyển nhượng hoặc phá sản.
Hiện tại, theo ông Sơn, PVN đã cho triển khai đồng loạt việc thuê tư vấn đánh giá tài sản, xây dựng phương án thoái vốn.
Ông Sơn cho rằng cả đây là phương án tiêu cực và không mong muốn, song để thực hiện thì vẫn đòi hỏi phải có chi phí nhất định cho công ty tư vấn, duy trì tài sản, bảo vệ, điện nước với thời gian lên tới 18 tháng đến 2 năm, nên phải xin phê duyệt tiếp.
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads