Một số Bộ, ngành và địa phương đã cụ thể hóa Chỉ thị số 16-CT/TW trong đó có việc nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên.
Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Mậu Tuất năm 2018 nêu rõ: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương.
Đặc biệt, Chỉ thị 16 còn nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, nghiêm cấm cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…
Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn yêu cầu các địa phương, Bộ ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo; các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Chính phủ, các bộ, ngành.
Trao đổi với PV Infonet, Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng tặng quà nhau trong dịp Tết là một nét đẹp, nhưng cái gì vượt quá ngưỡng sẽ thành lợi dụng, mua bán.
“Từ chuyện lì xì cho trẻ em chẳng hạn, với cầu mong mang lại niềm vui cho con trẻ, thế nhưng nếu vượt quá sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của phong tục này, thậm chí mang tính tiêu cực, lợi dụng nhau. Nếu lì xì cho con cái của thủ trưởng lại thành hối lộ”, ông Dương Trung Quốc nói.
Cũng theo ông Dương Trung Quốc, trong câu chuyện cấp dưới tặng quà Tết cho cấp trên, điều đáng nói là những người có chức vụ lại rút tiền của nhà nước để thực hiện mưu đồ mua chuộc những người có chức vụ khác.
Từ quà Tết đến…. đại án
Hai ví dụ điển hình nhất trong việc này chính là câu chuyện đau lòng rút ra từ đại án OceanBank và đại án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân khiến một loạt những cán bộ ưu tú của ngành dầu khí phải rơi vào vòng lao lý đó chính là "Quà Tết" cho cấp trên.
Câu chuyện gần nhất chính là vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Để có tiền chi “đối ngoại” dịp Tết năm 2012, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu TGĐ PVC) đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 4 hồ sơ thi công các hạng mục tại Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, từ đó rút ruột 13,066 tỷ đồng của PVC.
Cũng chính hành vi này mà bộ đôi Thanh – Thuận lần lượt nhận mức án Chung thân và 13 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Bộ đôi này còn kéo theo 13 thuộc cấp của mình rơi vào cảnh tù tội vì buộc phải nghe lệnh cấp trên. Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Thuận đã thừa nhận để có tiền lo quà Tết, PVC yêu cầu các đơn vị thành viên làm ăn có lãi “nộp” tiền về cho Tổng Công ty, PVC có tới 13 công ty con vào thời điểm đó.
Cũng tại phiên tòa này, Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch chua xót nói: “Ở PVC không một ai được phép từ chối yêu cầu của cấp trên, cho dù đó chỉ là “khẩu dụ”. Việc lập 4 hợp đồng khống để lấy tiền chuyển về cho Tổng Công ty là yêu cầu của cấp trên và bị cáo phải chấp hành.”
Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVC.
Một ví dụ khác là câu chuyện xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Nếu như cựu TGĐ PVN Nguyễn Xuân Sơn không nói ra câu chuyện này tại phiên tòa xét xử đại án OceanBank, có lẽ công chúng sẽ chẳng bao giờ biết được. Đó là phiên tòa diễn ra chiều 30/8/2017, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, trong thời gian làm Phó TGĐ PVN, Nguyễn Xuân Sơn với nhiệm vụ phụ trách đối ngoại của tập đoàn, mỗi dịp Tết Nguyên đán PVN phải chi “đối ngoại” khoảng 30-50 tỷ đồng. Kể ra câu chuyện nay, cựu Phó TGĐ PVN muốn nói rằng việc PVN nhận tiền lãi ngoài từ OceanBank là bắt buộc để tập đoàn có nguồn tiền chi “đối ngoại”.
“Vị trí của bị cáo là Phó tổng giám đốc PVN phụ trách đối ngoại, nên bị cáo đứng ra chi. Thực ra chế độ tài chính DN không cho phép, nên những khoản chi này đưa vào khoản hỗ trợ SXKD. Số lượng chi khoảng trên dưới 200 tỷ đồng trong thời gian bị cáo làm Phó TGĐ PVN.”
Nói về mức chi vào các dịp Lễ Tết, Nguyễn Xuân Sơn hé lộ: “Mức chi tùy theo quan hệ và chức vụ, từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp, mỗi kỳ chi như thế khoảng 30-50 tỷ đồng. PVN theo quy định chỉ chi 500.000 đồng/người, nhưng mức chi thực tế gấp khoảng 200 lần như thế. Chuyên viên các Bộ, ngành có quan hệ với PVN thì phong bì 50 triệu đồng/người với số lượng rất đông. Ngoài ra, chi cho các Vụ trưởng, Thứ trưởng đến lãnh đạo cấp cao nhất là 200 triệu đồng/người.”
Khi đó, HĐXX đặt câu hỏi vì sao lại phải đưa với số tiền lớn lên đến 200 triệu đồng. Câu trả lời của Nguyễn Xuân Sơn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: “PVN là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí eo hẹp, bây giờ HĐXX hỏi anh Thắm (bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch OceanBank), anh Danh (bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch VNCB) xem nào các anh ấy đi bao nhiêu vào mỗi dịp Lễ Tết?”.
“Việc chi quà Lễ Tết cho lãnh đạo đã bị nền kinh tế thị trường làm méo mó, đấy cũng là nỗi khổ của DN. Chính vì thế Thủ tướng đã có Chỉ thị cấm tặng quà cho lãnh đạo cấp trên, có lẽ Thủ tướng đã nhìn thấy thực trạng và bức xúc trong DN….Bị cáo muốn trình bày để hy vọng có thể thay đổi về mặt chính sách, thực ra ai cũng biết việc này”, Nguyễn Xuân Sơn khai nhận trước HĐXX.
Với những đại án đã xảy ra, có vẻ như không muốn bị “mất thêm cán bộ” nên mới đây, ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương (Bộ chủ quản của PVN) Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; không tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết.
Trao đổi với PV Infonet, một vị Đại biểu Quốc hội cho rằng những câu chuyện đau lòng xảy ra tại PVN, PVC chắc chắn sẽ là bài học để cảnh tỉnh những cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp.
“Những ai có ý định rút công quỹ để biếu xén dịp Tết, những ai nhận quà Tết từ cấp dưới, nếu nhìn vào câu chuyện tại PVN và PVC chắc chắn sẽ phải tự răn mình để tránh những hậu họa về sau. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng cũng vì thế mà hiệu quả hơn”, vị Đại biểu Quốc hội nói.
infonet.vn
Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Mậu Tuất năm 2018 nêu rõ: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo các địa phương; các địa phương không chúc Tết cấp trên và Trung ương.
Đặc biệt, Chỉ thị 16 còn nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, nghiêm cấm cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội…
Trao đổi với PV Infonet, Nhà sử học – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng tặng quà nhau trong dịp Tết là một nét đẹp, nhưng cái gì vượt quá ngưỡng sẽ thành lợi dụng, mua bán.
“Từ chuyện lì xì cho trẻ em chẳng hạn, với cầu mong mang lại niềm vui cho con trẻ, thế nhưng nếu vượt quá sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của phong tục này, thậm chí mang tính tiêu cực, lợi dụng nhau. Nếu lì xì cho con cái của thủ trưởng lại thành hối lộ”, ông Dương Trung Quốc nói.
Cũng theo ông Dương Trung Quốc, trong câu chuyện cấp dưới tặng quà Tết cho cấp trên, điều đáng nói là những người có chức vụ lại rút tiền của nhà nước để thực hiện mưu đồ mua chuộc những người có chức vụ khác.
Từ quà Tết đến…. đại án
Hai ví dụ điển hình nhất trong việc này chính là câu chuyện đau lòng rút ra từ đại án OceanBank và đại án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân khiến một loạt những cán bộ ưu tú của ngành dầu khí phải rơi vào vòng lao lý đó chính là "Quà Tết" cho cấp trên.
Câu chuyện gần nhất chính là vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Để có tiền chi “đối ngoại” dịp Tết năm 2012, Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) và Vũ Đức Thuận (cựu TGĐ PVC) đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 4 hồ sơ thi công các hạng mục tại Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, từ đó rút ruột 13,066 tỷ đồng của PVC.
Cũng chính hành vi này mà bộ đôi Thanh – Thuận lần lượt nhận mức án Chung thân và 13 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Bộ đôi này còn kéo theo 13 thuộc cấp của mình rơi vào cảnh tù tội vì buộc phải nghe lệnh cấp trên. Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Thuận đã thừa nhận để có tiền lo quà Tết, PVC yêu cầu các đơn vị thành viên làm ăn có lãi “nộp” tiền về cho Tổng Công ty, PVC có tới 13 công ty con vào thời điểm đó.
Cũng tại phiên tòa này, Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch chua xót nói: “Ở PVC không một ai được phép từ chối yêu cầu của cấp trên, cho dù đó chỉ là “khẩu dụ”. Việc lập 4 hợp đồng khống để lấy tiền chuyển về cho Tổng Công ty là yêu cầu của cấp trên và bị cáo phải chấp hành.”
Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại PVC.
“Vị trí của bị cáo là Phó tổng giám đốc PVN phụ trách đối ngoại, nên bị cáo đứng ra chi. Thực ra chế độ tài chính DN không cho phép, nên những khoản chi này đưa vào khoản hỗ trợ SXKD. Số lượng chi khoảng trên dưới 200 tỷ đồng trong thời gian bị cáo làm Phó TGĐ PVN.”
Nói về mức chi vào các dịp Lễ Tết, Nguyễn Xuân Sơn hé lộ: “Mức chi tùy theo quan hệ và chức vụ, từ chuyên viên đến lãnh đạo cao cấp, mỗi kỳ chi như thế khoảng 30-50 tỷ đồng. PVN theo quy định chỉ chi 500.000 đồng/người, nhưng mức chi thực tế gấp khoảng 200 lần như thế. Chuyên viên các Bộ, ngành có quan hệ với PVN thì phong bì 50 triệu đồng/người với số lượng rất đông. Ngoài ra, chi cho các Vụ trưởng, Thứ trưởng đến lãnh đạo cấp cao nhất là 200 triệu đồng/người.”
Khi đó, HĐXX đặt câu hỏi vì sao lại phải đưa với số tiền lớn lên đến 200 triệu đồng. Câu trả lời của Nguyễn Xuân Sơn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: “PVN là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí eo hẹp, bây giờ HĐXX hỏi anh Thắm (bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch OceanBank), anh Danh (bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch VNCB) xem nào các anh ấy đi bao nhiêu vào mỗi dịp Lễ Tết?”.
“Việc chi quà Lễ Tết cho lãnh đạo đã bị nền kinh tế thị trường làm méo mó, đấy cũng là nỗi khổ của DN. Chính vì thế Thủ tướng đã có Chỉ thị cấm tặng quà cho lãnh đạo cấp trên, có lẽ Thủ tướng đã nhìn thấy thực trạng và bức xúc trong DN….Bị cáo muốn trình bày để hy vọng có thể thay đổi về mặt chính sách, thực ra ai cũng biết việc này”, Nguyễn Xuân Sơn khai nhận trước HĐXX.
Với những đại án đã xảy ra, có vẻ như không muốn bị “mất thêm cán bộ” nên mới đây, ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương (Bộ chủ quản của PVN) Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; không tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết.
Trao đổi với PV Infonet, một vị Đại biểu Quốc hội cho rằng những câu chuyện đau lòng xảy ra tại PVN, PVC chắc chắn sẽ là bài học để cảnh tỉnh những cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp.
“Những ai có ý định rút công quỹ để biếu xén dịp Tết, những ai nhận quà Tết từ cấp dưới, nếu nhìn vào câu chuyện tại PVN và PVC chắc chắn sẽ phải tự răn mình để tránh những hậu họa về sau. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng cũng vì thế mà hiệu quả hơn”, vị Đại biểu Quốc hội nói.
infonet.vn
Relate Threads