Ai Cập có kế hoạch chấm dứt hoàn toàn chính sách trợ giá nhiên liệu vào năm 2019, như một phần trong kế hoạch cải cách kinh tế của chính phủ nước này để cắt giảm thâm hụt ngân sách ngày một gia tăng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập, ông Tariq al-Mulla cho hay chính sách trợ giá các sản phẩm dầu mỏ sẽ hoàn toàn kết thúc vào năm 2019 và việc áp dụng hệ thống thẻ nhiên liệu thông minh cũng bị đình lại sau khi nhiều "lỗ hổng" được phát hiện trong quá trình triển khai.
Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập không thể tìm ra giải pháp nào để khắc phục những "lỗ hổng" đó và việc áp dụng hệ thống thẻ thông minh sẽ dẫn đến hai mức giá cho một mặt hàng cũng như tình trạng độc quyền.
Bộ Dầu mỏ Ai Cập mới đây thông báo đã tăng giá các sản phẩm dầu mỏ, nhấn mạnh rằng việc loại bỏ trợ giá nhiên liệu là một bước đi quan trọng của chính phủ nhằm giảm tác động tiêu cực mà hệ thống trợ giá đã gây ra trong nhiều năm qua.
Theo đó, Ai Cập đã tăng giá xăng A92 từ 5 bảng Ai Cập/lít lên 6,75 bảng/lít; xăng A95 tăng từ 6,6 bảng/lít lên 7,75 bảng/lít. Bên cạnh đó, nước này cũng tăng giá khí đốt sinh hoạt từ 30 bảng/bình lên 50 bảng/bình, trong khi giá khí đốt phục vụ mục đích thương mại tăng từ 60 bảng/bình lên 100 bảng/bình.
Theo ông al-Mulla, tổng ngân sách dành cho trợ giá nhiên liệu (xăng dầu và khí đốt) trong 5 năm qua đã lên tới 517 tỷ bảng (hơn 29 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện hành). Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập thực hiện chính sách trợ giá nhiên liệu với mục tiêu then chốt là bảo vệ những hộ gia đình có thu thấp thấp.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chính sách này đã dẫn đến "hiệu ứng ngược" vì người giàu là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội lại không được thụ hưởng nhiều.
Đây là lần thứ ba Ai Cập tăng giá nhiên liệu kể từ khi nước này thả nổi đồng bảng hồi đầu tháng 11/2016. Động thái mới nhất của Bộ Dầu mỏ Ai Cập nằm trong một loạt kế hoạch cải cách nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cuối năm 2016, Chính phủ Ai Cập đã đạt được với IMF thỏa thuận tín dụng trị giá 12 tỷ USD vòng ba năm, theo đó Cairo phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm các khoản trợ giá, trợ cấp cũng như tăng một loạt loại thuế.
Trong một báo cáo vừa công bố, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng quyết định tăng giá nhiên liệu sẽ giúp Ai Cập đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức ước tương đương khoảng 9,8% GDP tài khóa 2017/2018 xuống còn 8,4% GDP tài khóa 2018/2019.
Theo Moody’s, lần tăng giá nhiên liệu này sẽ giúp giảm toàn bộ ngân sách dành cho trợ giá của Ai Cập từ mức ước tương đương khoảng 7,5% GDP năm 2018 xuống còn 6,5% GDP năm 2019.
Giới phân tích nhận định quyết định cắt giảm trợ giá nhiên liệu là động thái kịp thời của Chính phủ Ai Cập, trong bối cảnh giá dầu mỏ gia tăng thời gian qua đã tác động xấu đến tình hình ngân sách của “đất nước Kim tự tháp”.
Theo tính toán, giá dầu cứ tăng thêm 1 USD/thùng sẽ khiến ngân sách của Ai Cập lại mất thêm 4 tỷ bảng (hơn 224 triệu USD) vì nhu cầu dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này phụ thuộc vào 3/4 lượng dầu nhập khẩu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập, ông Tariq al-Mulla cho hay chính sách trợ giá các sản phẩm dầu mỏ sẽ hoàn toàn kết thúc vào năm 2019 và việc áp dụng hệ thống thẻ nhiên liệu thông minh cũng bị đình lại sau khi nhiều "lỗ hổng" được phát hiện trong quá trình triển khai.
Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập không thể tìm ra giải pháp nào để khắc phục những "lỗ hổng" đó và việc áp dụng hệ thống thẻ thông minh sẽ dẫn đến hai mức giá cho một mặt hàng cũng như tình trạng độc quyền.
Bộ Dầu mỏ Ai Cập mới đây thông báo đã tăng giá các sản phẩm dầu mỏ, nhấn mạnh rằng việc loại bỏ trợ giá nhiên liệu là một bước đi quan trọng của chính phủ nhằm giảm tác động tiêu cực mà hệ thống trợ giá đã gây ra trong nhiều năm qua.
Theo đó, Ai Cập đã tăng giá xăng A92 từ 5 bảng Ai Cập/lít lên 6,75 bảng/lít; xăng A95 tăng từ 6,6 bảng/lít lên 7,75 bảng/lít. Bên cạnh đó, nước này cũng tăng giá khí đốt sinh hoạt từ 30 bảng/bình lên 50 bảng/bình, trong khi giá khí đốt phục vụ mục đích thương mại tăng từ 60 bảng/bình lên 100 bảng/bình.
Theo ông al-Mulla, tổng ngân sách dành cho trợ giá nhiên liệu (xăng dầu và khí đốt) trong 5 năm qua đã lên tới 517 tỷ bảng (hơn 29 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện hành). Ông al-Mulla nói rằng Chính phủ Ai Cập thực hiện chính sách trợ giá nhiên liệu với mục tiêu then chốt là bảo vệ những hộ gia đình có thu thấp thấp.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chính sách này đã dẫn đến "hiệu ứng ngược" vì người giàu là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội lại không được thụ hưởng nhiều.
Đây là lần thứ ba Ai Cập tăng giá nhiên liệu kể từ khi nước này thả nổi đồng bảng hồi đầu tháng 11/2016. Động thái mới nhất của Bộ Dầu mỏ Ai Cập nằm trong một loạt kế hoạch cải cách nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong một báo cáo vừa công bố, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng quyết định tăng giá nhiên liệu sẽ giúp Ai Cập đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ mức ước tương đương khoảng 9,8% GDP tài khóa 2017/2018 xuống còn 8,4% GDP tài khóa 2018/2019.
Theo Moody’s, lần tăng giá nhiên liệu này sẽ giúp giảm toàn bộ ngân sách dành cho trợ giá của Ai Cập từ mức ước tương đương khoảng 7,5% GDP năm 2018 xuống còn 6,5% GDP năm 2019.
Giới phân tích nhận định quyết định cắt giảm trợ giá nhiên liệu là động thái kịp thời của Chính phủ Ai Cập, trong bối cảnh giá dầu mỏ gia tăng thời gian qua đã tác động xấu đến tình hình ngân sách của “đất nước Kim tự tháp”.
Theo tính toán, giá dầu cứ tăng thêm 1 USD/thùng sẽ khiến ngân sách của Ai Cập lại mất thêm 4 tỷ bảng (hơn 224 triệu USD) vì nhu cầu dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi này phụ thuộc vào 3/4 lượng dầu nhập khẩu.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)
Relate Threads