Ả Rập Xê Út đã sẵn sàng cho những ngày tàn của kỷ nguyên dầu mỏ bằng cách chuẩn bị lập quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới cho những tài sản đáng giá nhất của vương quốc.
Trong cuộc trò chuyện kéo dài 5 giờ, Phó Hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman đặt ra tầm nhìn của ông về Quỹ Đầu tư Công, quỹ mà cuối cùng sẽ quản lý hơn 2.000 tỉ USD và giúp nước này thoát khỏi chuyện phụ thuộc vào dầu mỏ.
Phó Hoàng thái tử Mohammed cho hay bán cổ phiếu của công ty mẹ Saudi Aramco và biến đổi tập đoàn dầu mỏ khổng lồ này thành một tập đoàn công nghiệp là một phần trong chiến lược kể trên. Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ được tiến hành trong năm sau và đất nước hiện có kế hoạch bán ít hơn 5% cổ phần.
“IPO Aramco và chuyển nhượng cổ phần về mặt kỹ thuật sẽ là giúp khoản đầu tư này, chứ không phải dầu thô, trở thành nguồn thu của chính phủ Ả Rập Xê Út. Những gì còn cần làm là đa dạng hóa đầu tư. Vì vậy trong 20 năm tới, chúng tôi sẽ trở thành một nền kinh tế hay một nước không còn phụ thuộc nhiều vào dầu thô”, ông Salman nói trong cuộc phỏng vấn tại thủ đô Riyadh.
Gần tám thập kỷ kể từ khi số dầu đầu tiên của Ả Rập Xê Út được phát hiện, hoàng gia nước này có kế hoạch chuyển đổi danh hiệu đất nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới thành nền kinh tế phù hợp phát triển trong thời đại tiếp theo. Nếu chiến lược của Phó Hoàng thái tử Mohammed thành hình, tốc độ thay đổi có thể khiến xã hội bảo thủ vốn đã quen với sự trợ giúp của chính phủ bị sốc.
Việc bán hãng Saudi Aramco, hay Saudi Arabian Oil, được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2018 hoặc thậm chí trước đó một năm. Quỹ đầu tư sau đó sẽ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, đầu tư ở nước nhà và hải ngoại. Quỹ này sẽ đủ lớn để mua hãng Apple, công ty mẹ của Google là Alphabet, hãng Microsoft và cả tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway.
“Chắc chắn, đây sẽ là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới. Việc này sẽ diễn ra ngay khi Aramco trở thành công ty đại chúng”, Phó Hoàng thái tử Mohammed nói.
Nhắc đến chi tiêu trong nước, Phó Hoàng thái tử Mohammed cho hay: “Chúng tôi đang ngày càng hiệu quả hóa chi tiêu. Vì thế chúng tôi không tin rằng chúng tôi đang thực sự gặp vấn đề khi giá dầu lao dốc”. Chính phủ Ả Rập Xê Út từng chi tiêu nhiều hơn 40% so với ngân sách phân bổ và con số trên được giảm xuống chỉ còn 12% năm 2015.
Phó Hoàng thái tử Mohammed nói thêm câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu các phản ứng đối phó với giá dầu, vốn đã giảm hơn một nửa, này có là quá muộn hay không, đặc biệt là khi cân nhắc vị trí có sức ảnh hưởng của Ả Rập Xê Út trên thị trường dầu mỏ.
Một nghiên cứu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện trong năm 2014 ghi nhận có “nhiều ví dụ về sự thất bại” của các nước đang cố gắng giảm phụ thuộc vào sản xuất năng lượng và chỉ có một số ít trường hợp thành công. Ả Rập Xê Út có thể đã bỏ qua thời điểm thích hợp nhất để thay đổi, đó là khi giá dầu còn trên 100 USD/thùng chứ không phải là khoảng 40 USD/thùng như hiện nay.
“Rõ ràng là Ả Rập Xê Út cần cải cách, cần đa dạng hóa và lấy lại sinh lực cho nền kinh tế của họ, nhưng điều này sẽ cần nhiều hành đông hơn là chỉ tăng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc ngành dầu khí”, giáo sư nghiên cứu an ninh Paul Sullivan tại Đại học Georgetown ở Washington (Mỹ) nói.
Phó Hoàng thái tử Mohammed cho hay bán cổ phiếu của công ty mẹ Saudi Aramco và biến đổi tập đoàn dầu mỏ khổng lồ này thành một tập đoàn công nghiệp là một phần trong chiến lược kể trên. Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ được tiến hành trong năm sau và đất nước hiện có kế hoạch bán ít hơn 5% cổ phần.
“IPO Aramco và chuyển nhượng cổ phần về mặt kỹ thuật sẽ là giúp khoản đầu tư này, chứ không phải dầu thô, trở thành nguồn thu của chính phủ Ả Rập Xê Út. Những gì còn cần làm là đa dạng hóa đầu tư. Vì vậy trong 20 năm tới, chúng tôi sẽ trở thành một nền kinh tế hay một nước không còn phụ thuộc nhiều vào dầu thô”, ông Salman nói trong cuộc phỏng vấn tại thủ đô Riyadh.
Gần tám thập kỷ kể từ khi số dầu đầu tiên của Ả Rập Xê Út được phát hiện, hoàng gia nước này có kế hoạch chuyển đổi danh hiệu đất nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới thành nền kinh tế phù hợp phát triển trong thời đại tiếp theo. Nếu chiến lược của Phó Hoàng thái tử Mohammed thành hình, tốc độ thay đổi có thể khiến xã hội bảo thủ vốn đã quen với sự trợ giúp của chính phủ bị sốc.
Việc bán hãng Saudi Aramco, hay Saudi Arabian Oil, được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2018 hoặc thậm chí trước đó một năm. Quỹ đầu tư sau đó sẽ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, đầu tư ở nước nhà và hải ngoại. Quỹ này sẽ đủ lớn để mua hãng Apple, công ty mẹ của Google là Alphabet, hãng Microsoft và cả tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway.
“Chắc chắn, đây sẽ là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới. Việc này sẽ diễn ra ngay khi Aramco trở thành công ty đại chúng”, Phó Hoàng thái tử Mohammed nói.
Nhắc đến chi tiêu trong nước, Phó Hoàng thái tử Mohammed cho hay: “Chúng tôi đang ngày càng hiệu quả hóa chi tiêu. Vì thế chúng tôi không tin rằng chúng tôi đang thực sự gặp vấn đề khi giá dầu lao dốc”. Chính phủ Ả Rập Xê Út từng chi tiêu nhiều hơn 40% so với ngân sách phân bổ và con số trên được giảm xuống chỉ còn 12% năm 2015.
Phó Hoàng thái tử Mohammed nói thêm câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu các phản ứng đối phó với giá dầu, vốn đã giảm hơn một nửa, này có là quá muộn hay không, đặc biệt là khi cân nhắc vị trí có sức ảnh hưởng của Ả Rập Xê Út trên thị trường dầu mỏ.
Một nghiên cứu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện trong năm 2014 ghi nhận có “nhiều ví dụ về sự thất bại” của các nước đang cố gắng giảm phụ thuộc vào sản xuất năng lượng và chỉ có một số ít trường hợp thành công. Ả Rập Xê Út có thể đã bỏ qua thời điểm thích hợp nhất để thay đổi, đó là khi giá dầu còn trên 100 USD/thùng chứ không phải là khoảng 40 USD/thùng như hiện nay.
“Rõ ràng là Ả Rập Xê Út cần cải cách, cần đa dạng hóa và lấy lại sinh lực cho nền kinh tế của họ, nhưng điều này sẽ cần nhiều hành đông hơn là chỉ tăng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc ngành dầu khí”, giáo sư nghiên cứu an ninh Paul Sullivan tại Đại học Georgetown ở Washington (Mỹ) nói.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Sửa lần cuối:
Relate Threads