Trước thông tin Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên lựa chọn phương án phá sản Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, gần 1.000 lao động nơi đây đang lo lắng không biết về đâu
Mặc dù được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cấp hơn 5.000 tỉ đồng nhằm vực dậy Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS - đóng tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) nhưng sau khi "tiêu" hết số tiền này, hoạt động của DQS vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến mất cân bằng tài chính và không có khả năng thanh toán nợ. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên lựa chọn phương án phá sản DQS.
Khung cảnh đìu hiu
Những ngày giữa tháng 7-2017, chúng tôi trở lại ghi nhận tình hình hoạt động của DQS. Khác với thời "vàng son" cách đây 10 năm, khung cảnh của toàn bộ công ty khá đìu hiu. Nhiều phân xưởng không thấy bóng công nhân làm việc. Sắt, thép ở nhiều hạng mục bị hư hỏng, cây cỏ mọc um tùm.
Tại phân xưởng đóng tàu, chúng tôi gặp một nhóm công nhân đang làm việc cần mẫn, hoàn thiện 3 con tàu đang đóng dở dang. Ba con tàu này có thể là sản phẩm cuối cùng họ thực hiện trước khi số phận nhà máy được định đoạt.
Thông tin nhà máy sắp phá sản làm nhiều người rất lo lắng. "Từ đầu năm 2016 đến nay, công ty gửi thông báo đến nhiều công nhân cho nghỉ việc không lương tạm thời. Chờ mãi nhưng công việc gần như ngưng trệ, không có việc làm nên không ít người xin nghỉ luôn, tìm việc khác" - anh Nguyễn Văn T., một công nhân, cho biết.
Gần 1.000 lao động bơ vơ
Cùng tâm trạng lo lắng, anh Trương Văn Chánh, công nhân DQS, cho biết nếu sắp tới nhà máy phá sản cũng chẳng biết phải về đâu. "Chắc chắn phải nghỉ việc rồi. Nhưng mình đã lớn tuổi, rất khó để xin việc khác. Thực sự trong tâm trạng mình lúc này buồn lắm. Nếu thất nghiệp, chẳng biết cuộc sống của cả gia đình sẽ ra sao" - anh Chánh chia sẻ.
Suốt 13 năm gắn bó với DQS, anh Chánh là một trong những công nhân làm việc lâu nhất ở đây. Từng ấy thời gian, anh cũng chứng kiến quá trình thăng trầm của doanh nghiệp này.
"Cách đây 10 năm, trên công trường nhà máy luôn tấp nập với hơn 1.500 công nhân, cán bộ làm việc. Mọi người rất hăng say, tất bật. Nhà tôi ở TP Quảng Ngãi, nhưng cứ 5 giờ sáng theo xe công ty ra làm việc đến 18, 19 giờ mới về tới nhà. Làm việc nhiều, mức lương cũng cao, từ 9-10 triệu đồng/tháng, anh em công nhân ai cũng vui. Còn bây giờ, chỉ còn 4-5 triệu/tháng mà công việc lúc có, lúc không. Với mức lương này, thật sự không đủ sống. Rất nhiều người nghỉ việc, số còn lại gắn bó như tôi phải làm thêm nhiều việc mới đủ trang trải cho gia đình…" - anh Chánh tâm sự.
Ông Võ Tấn Thành, Chủ tịch Công đoàn DQS, cho biết hiện tại toàn bộ nhà máy còn gần 1.000 công nhân, cán bộ làm việc. Trong số này, có nhiều người từng nhường đất cho việc xây dựng nhà máy, cũng có người từng gắn bó từ thời nhà máy mới xây dựng.
"Hiện nhà máy đang đóng dở 3 con tàu lớn, trị giá hơn 1.000 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ bàn giao. Tuy nhiên, hiện tại DQS gặp khó khăn nên ảnh hưởng tiến độ hoàn thành nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều phía. Nhà máy đang đàm phán với một số đối tác nước ngoài để mua hoặc hợp tác tiếp tục đầu tư nhà máy" - ông Thành cho biết thêm.
Theo ông Trần Minh Ngọc, Tổng Giám đốc DQS, hiện vẫn chưa có phương án xử lý cuối cùng đối với nhà máy nhưng trước mắt, khi Bộ Công Thương và PVN yêu cầu công ty phá sản thì phải chấp hành. "Chúng tôi sẽ thuê các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị doanh nghiệp, các khoản nợ vay. Dù có khó khăn hay xảy ra bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cũng ưu tiên các nguồn thu để thanh toán nghĩa vụ đối với người lao động, bảo đảm họ không bị thiệt thòi" - ông Ngọc hứa.
Mặc dù được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cấp hơn 5.000 tỉ đồng nhằm vực dậy Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS - đóng tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) nhưng sau khi "tiêu" hết số tiền này, hoạt động của DQS vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến mất cân bằng tài chính và không có khả năng thanh toán nợ. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên lựa chọn phương án phá sản DQS.
Khung cảnh đìu hiu
Những ngày giữa tháng 7-2017, chúng tôi trở lại ghi nhận tình hình hoạt động của DQS. Khác với thời "vàng son" cách đây 10 năm, khung cảnh của toàn bộ công ty khá đìu hiu. Nhiều phân xưởng không thấy bóng công nhân làm việc. Sắt, thép ở nhiều hạng mục bị hư hỏng, cây cỏ mọc um tùm.
Tại phân xưởng đóng tàu, chúng tôi gặp một nhóm công nhân đang làm việc cần mẫn, hoàn thiện 3 con tàu đang đóng dở dang. Ba con tàu này có thể là sản phẩm cuối cùng họ thực hiện trước khi số phận nhà máy được định đoạt.
Gần 1.000 lao động bơ vơ
Cùng tâm trạng lo lắng, anh Trương Văn Chánh, công nhân DQS, cho biết nếu sắp tới nhà máy phá sản cũng chẳng biết phải về đâu. "Chắc chắn phải nghỉ việc rồi. Nhưng mình đã lớn tuổi, rất khó để xin việc khác. Thực sự trong tâm trạng mình lúc này buồn lắm. Nếu thất nghiệp, chẳng biết cuộc sống của cả gia đình sẽ ra sao" - anh Chánh chia sẻ.
Suốt 13 năm gắn bó với DQS, anh Chánh là một trong những công nhân làm việc lâu nhất ở đây. Từng ấy thời gian, anh cũng chứng kiến quá trình thăng trầm của doanh nghiệp này.
"Cách đây 10 năm, trên công trường nhà máy luôn tấp nập với hơn 1.500 công nhân, cán bộ làm việc. Mọi người rất hăng say, tất bật. Nhà tôi ở TP Quảng Ngãi, nhưng cứ 5 giờ sáng theo xe công ty ra làm việc đến 18, 19 giờ mới về tới nhà. Làm việc nhiều, mức lương cũng cao, từ 9-10 triệu đồng/tháng, anh em công nhân ai cũng vui. Còn bây giờ, chỉ còn 4-5 triệu/tháng mà công việc lúc có, lúc không. Với mức lương này, thật sự không đủ sống. Rất nhiều người nghỉ việc, số còn lại gắn bó như tôi phải làm thêm nhiều việc mới đủ trang trải cho gia đình…" - anh Chánh tâm sự.
Ông Võ Tấn Thành, Chủ tịch Công đoàn DQS, cho biết hiện tại toàn bộ nhà máy còn gần 1.000 công nhân, cán bộ làm việc. Trong số này, có nhiều người từng nhường đất cho việc xây dựng nhà máy, cũng có người từng gắn bó từ thời nhà máy mới xây dựng.
"Hiện nhà máy đang đóng dở 3 con tàu lớn, trị giá hơn 1.000 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ bàn giao. Tuy nhiên, hiện tại DQS gặp khó khăn nên ảnh hưởng tiến độ hoàn thành nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều phía. Nhà máy đang đàm phán với một số đối tác nước ngoài để mua hoặc hợp tác tiếp tục đầu tư nhà máy" - ông Thành cho biết thêm.
Theo ông Trần Minh Ngọc, Tổng Giám đốc DQS, hiện vẫn chưa có phương án xử lý cuối cùng đối với nhà máy nhưng trước mắt, khi Bộ Công Thương và PVN yêu cầu công ty phá sản thì phải chấp hành. "Chúng tôi sẽ thuê các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị doanh nghiệp, các khoản nợ vay. Dù có khó khăn hay xảy ra bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cũng ưu tiên các nguồn thu để thanh toán nghĩa vụ đối với người lao động, bảo đảm họ không bị thiệt thòi" - ông Ngọc hứa.
Tài sản không đủ trả nợ
Như Báo Người Lao Động đưa tin, sau khi DQS được bàn giao từ Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVN đã "rót" cho DQS hơn 5.000 tỉ đồng nhằm nỗ lực cứu DQS nhưng bất thành. Trong báo cáo gửi Chính phủ vào cuối năm 2016, Bộ Công Thương cho biết DQS đã lâm vào tình trạng phá sản và đề xuất thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với quy định. PVN sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS. Tuy nhiên, cũng theo PVN, khi thực hiện phương án phá sản, giá trị tài sản ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả, PVN sẽ không thể thu hồi khoản tiền trên 5.000 tỉ đã đầu tư vào DQS.
Bài và ảnh: TỬ TRỰC
NLD.vn
NLD.vn
Relate Threads