Thanh Hóa: Lấy lọc hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu là chủ đạo

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 29/6/19.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2019” của tỉnh Thanh Hóa diễn ra ngày 28/6.

    Thay đổi tích cực

    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Kết quả 6 tháng đầu năm 2019, GRDP Thanh Hóa ước đạt 22,18%, cao nhất từ trước đến nay, cao nhất trong các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thu ngân sách ước đạt gần 13,8 ngàn tỷ và từ một tỉnh thường xuyên nhận hỗ trợ của Trung ương, Thanh Hóa đã vươn lên tự cân bằng thu chi ngân sách và phấn đấu trở thành tỉnh có nguồn thu điều tiết về Trung ương.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại phát biểu tại Hội nghị

    Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm thực hiện, tạo sự đoàn kết, ổn định và vững chắc trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Là một tỉnh khó khăn với địa bàn rộng và dân số đông, Thanh Hóa đã có những bước phát triển ấn tượng, thoát nghèo và trở thành một tỉnh khá trong cả nước. Bộ mặt 11 huyện miền núi có nhiều thay đổi tích cực trên mọi lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, giao thông… có nhiều tiến bộ. “Có được kết quả trên, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, yếu tố quyết định là do nội lực, sự quyết tâm, quyết liệt và ý chí vươn lên của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa”- ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

    Phát huy lợi thế phát triển kinh tế địa phương

    Theo ông Nguyễn Văn Bình, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần phân tích làm rõ các tiềm năng, lợi thế so sánh với các tỉnh trong toàn quốc, khu vực và thế giới. Địa bàn lớn, dân số đông vốn được coi là bất lợi trước đây, Thanh Hóa cần tập trung tận dụng tốt và chuyển thành lợi thế về đất đai và dân số, được coi là 2 nhân tố quan trọng các nhà đầu tư quan tâm bên cạnh yếu tố môi trường đầu tư và kết cấu hạ tầng.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, Thanh Hóa nên tận dụng lợi thế vị trí chiến lược của mình với hệ thống bờ biển, cảng nước sâu; có vùng duyên hải ven biển, đồng bằng và trung du…; có hệ thống đường bộ, đường sắt và đường hàng không… để nghiên cứu các cơ chế chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, sớm tạo quỹ đất, đào tạo nguồn nhân lực trong đó chú ý đào tạo nghề để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm đầu tư mới trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện nay.

    Thanh Hóa phải là một tỉnh công nghiệp để giúp tăng năng suất lao động, giá trị gia tăng và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Công nghiệp cần lấy lọc hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu là chủ đạo. Dựa vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh cần nghiên cứu xây dựng Thanh Hóa thành một trung tâm hay cụm ngành công nghiệp lọc hóa dầu; kêu gọi nhà đầu tư xử lý các sản phẩm lọc hóa dầu để đầu ra doanh nghiệp này thành đầu vào của doanh nghiệp khác tạo thành chuỗi sản phẩm, trước gia công nay chuyển sang chế biến sâu thành 1 chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”- ông Nguyễn Văn Bình chỉ ra lợi thế.

    Song song với đó, cần có tầm nhìn về vấn đề đô thị hóa, vấn đề liên kết vùng với các địa phương lân cận để tận dụng tối đa hiệu quả từ chuỗi các sản phẩm công nghiệp như sản phẩm hóa dầu tại Thanh Hóa với sản phẩm thép tại Hà Tĩnh…

    [​IMG]

    Đối với 11 huyện miền núi, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị tỉnh tập trung vào giao thông; nghiên cứu các loại cây ăn quả phù hợp với đặc điểm của địa phương tương tự như mô hình thành công tại tỉnh Sơn La; nghiên cứu các chương trình trồng các loại gỗ lâu năm, chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình trang trại lớn, kêu gọi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động để hỗ trợ việc làm cho nhân dân tại địa phương… “Hiện nay 11 huyện miền núi là gánh nặng, nhưng nếu nhìn xa khi quỹ đất vùng duyên hải hết dần lại là tiềm năng của tỉnh nếu có giải pháp đúng và phù hợp. Nếu có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng với sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân thì chắc chắn phát triển kinh tế xã hội các huyện phía Tây sẽ có nhiều chuyển biến tích cực”- ông Nguyễn Văn Bình đánh giá.

    Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định, kết quả đạt được vừa qua mới chỉ là khởi đầu, với tiềm năng lợi thế và hướng đi phù hợp, Thanh Hóa hoàn toàn có thể trở thành 1 tỉnh công nghiệp phát triển, không những là tỉnh khá mà còn có thể nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu của đất nước.

    Tại hội nghị, Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận đề xuất của tỉnh về việc có một nghị quyết riêng cho Thanh Hóa để không chỉ tạo định hướng, động lực mà quan trọng hơn là tạo một số cơ chế chính sách đặc thù cho sự phát triển của Thanh Hóa trong thời gian tới.

     

Chia sẻ trang này