Tăng trưởng nhu cầu dầu yếu nhất trong gần một thập kỷ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tiếp tục giảm từ các nhà dự báo năng lượng lớn.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong “triển vọng năng lượng ngắn hạn” rằng họ dự kiến nhu cầu dầu tăng chỉ 0,9 triệu thùng/ngày trong năm nay, dự báo mới nhất của cơ quan này. Trong tháng 7/2019, họ cho biết nhu cầu năm 2019 sẽ tăng 1,1 triệu thùng/ngày và trong tháng 6/2019 là 1,2 triệu thùng/ngày. Hồi đầu năm EIA dự báo nhu cầu tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.

MW-GP818_oilfie_ZH_20180911064147.jpg

Vấn đề không phải EIA mà gần như tất cả các nhà dự báo lớn đã buộc giảm mạnh dự báo của họ do nền kinh tế toàn cầu giảm chậm hơn nhiều so với dự kiến. Nếu tăng trưởng nhu cầu khoảng 890.000 thùng/ngày được diễn ra như EIA dự kiến, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2011 nhu cầu dầu tăng chưa tới 1 triệu thùng/ngày.

OPEC cũng cắt giảm dự báo xuống khoảng 1 triệu thùng/ngày trong báo cáo mới nhất, giảm 80.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, với lý do kinh tế toàn cầu đang chậm lại. OPEC cho biết điều này nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các quốc gia đang sản xuất để hỗ trợ thị trường dầu ổn định tránh bất ổn không mong muốn và khả năng tái phát mất cân bằng thị trường. Tại cùng thời điểm này, sản lượng của OPEC tăng 136.000 thùng/ngày trong tháng 8/2019 so với tháng trước đó dẫn đầu là sự gia tăng đáng kể từ Saudi Arabia.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc như một lực cản lớn nhất với tăng trưởng kinh tế. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc giảm khoảng 13% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018. Doanh số bán ô tô hiện nay giảm 14 trong 15 tháng qua. Doanh số bán ô tô của Ấn Độ cũng sụt giảm gần đây, giảm mạnh 41% trong tháng 8/2019 so với tháng 8/2018.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết sau một chuyến thăm Trung Quốc “các công ty/nhà đầu tư trong cuộc hội thoại của chúng tôi không lạc quan rằng chúng ta có một giải pháp cho căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc trong 6 đến 12 tháng tới”.

Ngân hàng này cho biết rằng có nguy cơ điều chỉnh giảm với dự báo nhu cầu của họ do kinh tế chậm hơn nữa. Goldman dự kiến giá dầu Brent trung bình chỉ 60 USD/thùng trong năm 2020.
Giá dầu thấp dẫn tới hoạt động thấp có thể khiến tăng trưởng sản lượng chậm hơn và giá dầu tăng cao hơn. Nhưng hiện nay, việc cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng tới dầu đá phiến, đến mức ngành dịch vụ này đang tiến tới suy thoái và thu hẹp lại, theo công ty năng lượng Rystad Energy.

Goldman Sachs cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ cần thiết tới năm 2020, và chỉ trong năm 2021 mọi thứ bắt đầu thắt chặt. Sau đó, sự suy yếu đáng kể của các dự án trong thời gian dài sẽ bắt đầu được cảm nhận. Vài năm sau, sự thiếu hụt của các dự án mới dự kiến dấn tới sự sụt giảm nguồn cung mới. Goldman cũng cho biết tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm tốc, loại bỏ nguồn cung cấp tăng trưởng khác đặc trung cho thị trường dầu mỏ hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, cho đến sau đó thị trường dầu vẫn ảm đạm.

Có một số dấu hiệu rằng Mỹ và Trung Quốc rất muốn một thỏa thuận. Trung Quốc ngày 11/9/2019 cho biết họ sẽ miễn một số sản phẩm từ thuế quan đã lên kế hoạch của họ. Động thái này diễn ra trước cuộc họp dự kiến giữa 2 bên trong tháng 10/2019. Chưa rõ rằng những gì xuất phát từ động thái này, nhưng có thể hiểu được rằng Mỹ có thể đáp lại với một cái gì đó, có lẽ trì hoãn kế hoạch thuế. Tuy nhiên, một bước đột phá trong thương mại vẫn còn xa.

Nguồn: VITIC/Oilprice
 

Việc làm nổi bật

Top