Ngành Dầu khí đang phải đối mặt với suy thoái kép

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Admin, 19/12/15.

  1. Admin
    Offline

    Admin Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Trước việc giá dầu thô tiếp tục sụt giảm, xuống mức 36 USD/thùng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn mới đây đã lên tiếng khẳng định: Giá dầu giảm không ảnh hưởng đến thu ngân sách của năm 2015.

    Bởi thu ngân sách từ dầu năm qua chúng ta đã đạt và vượt, khi đem về khoảng 65.000-66.000 tỷ đồng.

    Tuy nhiên theo ông Tuấn: Thu ngân sách 2015 từ dầu thô ở mức 66.000 tỷ đồng thì chỉ còn chiếm 6% trong tổng thu. Con số này thấp hơn cả phần nợ đọng thuế – 76.000 tỷ đồng. Thu dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng quyết định như 5-10 năm trước.

    Cũng cần phải nói thêm rằng: 2014, PVN đã nộp ngân sách Nhà nước đạt 178,1 nghìn tỷ đồng, vượt 37,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,77 tỷ USD) so với kế hoạch. Thậm chí, trước đó, năm 2013 PVN đóng góp tới 195 nghìn tỷ đồng vào ngân sách, vượt 31,5% kế hoạch.

    Lấy những con số dẫn chứng như vậy để thấy rằng, số thu ngân sách từ dầu thô không chỉ đơn thuần là phú quý giật lùi mà nó đã thực sự lao dốc thẳng đứng.

    Trong bối cảnh ấy, và với việc năm 2016 Quốc hội dự toán thu ngân sách với giá dầu 60 USD/thùng, những nghi ngại về tác động tới thu ngân sách năm 2016 và những năm tiếp theo là hoàn toàn có cơ sở.

    Theo kế hoạch, năm 2016, ngành dầu khí đặt mục tiêu sản lượng dầu thô khai thác đạt 16,03 triệu tấn, giảm 8,8% so với ước thực hiện năm 2015. Xăng dầu các loại đạt 5,69 triệu tấn, giảm 10,1% so với năm 2015.

    Như vậy, ngành dầu khí đang phải đối mặt với “suy thoái” kép, không chỉ đối diện nguy cơ giảm giá mà còn đối mặt với thực trạng giảm sản lương.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD mỗi thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD một thùng cũng đã được tính toán. Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5–13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD mỗi thùng như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 2–2,1 tỷ USD. Đó là chưa kể, giá xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ. Tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, khoản thu thuế từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, nên ngân sách càng hưởng lợi.

    Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn có thể là một chấn an nhưng rõ ràng với thực trạng của nền kinh tế như hiện nay, việc giảm nguồn thu đột ngột từ dầu khí sẽ là một thách thức trong giải quyết bài toán nguồn thu ngân sách và tạo áp lực lên cộng đồng doanh nghiệp. Dẫu rằng, về mặt lý thuyết, giá dầu giảm là động lực để đẩy mạnh tài cơ cấu lại nền kinh tế, tạo nguồn thu bền vững từ tăng năng suất lao động, cải thiện công nghệ, thay vì mãi đào tài nguyên để bán.

    Theo: Enternews​
     

Chia sẻ trang này