Naftogaz nói về những tổn thất của Ukraine vì Dòng chảy phương Bắc 2

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 16/9/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Người đứng đầu Tập đoàn khí đốt Ukraine Naftogaz - Andrey Kobelev nói rằng việc thực hiện dự án khí đốt Dòng chảy phương bắc 2 (Nord Stream-2) sẽ là một cú đánh nặng nề đối với nền kinh tế của đất nước Ukraine.

    “Nói về tổn thất, nó là 3 tỷ USD một năm. Bây giờ đây là những khoản thu mà chúng tôi nhận được cho quá cảnh khí đốt thông qua Ukraine. Nếu Dòng chảy phương Bắc 2 được thực hiện, sau hai năm dự án có thể được hoàn thành, và một khi nó được hoàn thành, tất cả các tính toán cho thấy sẽ không có quá cảnh khí đốt thông qua Ukraine", ông Kobelev nói.

    Ông Kobelev giải thích rằng thiệt hại do Dòng chảy phương Bắc 2 mang đến sẽ chiếm khoảng 3% GDP của đất nước Ukraine. Đối với chúng tôi nó sẽ là một mất mát lớn.

    Theo ông, sau khi đường ống dẫn khí được hoàn thành, một phần quá cảnh nhiên liệu xanh sang châu Âu sẽ được thông qua các dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, và khối lượng còn lại sẽ đi qua các đường ống dẫn khí của Dòng chảy phương Bắc 2.

    [​IMG]
    Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng số tiền thu được từ quá cảnh khí đốt của Nga sẽ dành cho chi tiêu quốc phòng.

    Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.

    Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.

    Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".

    Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.

     

Chia sẻ trang này