'Trồi sụt' thất thường như lợi nhuận của Petrolimex

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 23/11/15.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Trong các quý vừa qua của năm 2015, Petrolimex liên tục công bố lãi lớn dù trước đó không ít lần báo lỗ khủng, cho thấy sự "trồi sụt" thất thường trong kết quả hoạt động kinh doanh với hàng loạt lý do khác nhau mà tập đoàn này đưa ra.

    Trong báo cáo tài chính quý III/2015 của Petrolimex mới đây cho thấy, tập đoàn này đã đạt lợi nhuận hợp nhất sau thuế là 2.135 tỷ đồng, tăng 86%, tương đương gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014.

    Cụ thể trong tổng tài sản hợp nhất toàn tập đoàn trên 51.000 tỷ đồng thì tổng số vốn là 15.480 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận của Petrolimex sau thuế/vốn là 13,8%.

    Tổng sản lượng xuất bán xăng dầu đạt trên 9,3 triệu tấn/năm với 70 công ty con và khoảng 270.000 lao động.

    [​IMG]

    Trước đó, trong báo cáo tài chính quý II/2015, Petrolimex cũng đã công bố con số lợi nhuận hợp nhất đối với kinh doanh xăng dầu trong nửa đầu năm qua là 1.038 tỷ đồng dù doanh thu thuần chỉ đạt 81.502 tỷ đồng, giảm mất 24.913 tỷ đồng, tương ứng giảm tới 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Việc Petrolimex lãi lớn dù doanh thu giảm đã khiến cho cho ít chuyên gia cho tới các cơ quan và người tiêu dùng lấy "làm lạ", sau đó Petrolimex cũng đã bị yêu cầu giải trình về con số lãi "khủng" này.

    Còn với con số lãi hơn 2.000 tỷ đồng của Petrolimex trong quý III vừa qua, theo các chuyên gia kinh tế thì so với quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của Petrolimex con số lãi không phải là quá lớn, đặc biệt là xét trong phạm vi lợi nhuận từ xăng dầu trong tổng số lợi nhuận tổng hợp từ các hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

    Tuy nhiên, với những ưu đãi từ phía nhà nước mà hầu như không ngành hàng nào được hưởng như xăng dầu thì người dân sẽ không khỏi "bận lòng".

    Hiện tại, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn đang được hưởng lãi định mức trên mỗi lít xăng là 300 đồng, chi phí định mức là 1.050 đồng.

    Việc độc quyền trong kinh doanh xăng dầu đang khiến các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh không cần phải dựa trên yếu tố cạnh tranh thị trường, do đó việc doanh nghiệp lỗ hay lãi cũng sẽ đều bị người dân phản ứng.

    Đại diện của Petrolimex cũng đã giải thích một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng vọt là do giá xăng dầu thế giới duy trì ở mức thấp, sản lượng xuất bán xăng dầu quý III tăng 4,2% so với cùng kỳ… đồng nghĩa với việc giá vốn giảm và doanh số lớn.

    Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi nhuận định mức, không giảm mạnh trích quỹ bình ổn, dẫn đến tồn tại việc giá xăng dầu giảm chưa tương xứng với giá thế giới, người dân bức xúc cũng là điều dễ hiểu.

    Chưa kể, trong những thời gian từ 2011 - 2014, Petrolimex liên tục báo lỗ lớn, nhưng sau đó báo cáo kết quả kinh doanh tiếp theo lại cho thấy... lãi đậm.

    Như năm 2011, Petrolimex ghi nhận lỗ hơn 2.400 tỷ đồng tại hoạt động kinh doanh khối xăng dầu thì năm 2012, sau khi trở thành công ty đại chúng, Tập đoàn đã công bố trong báo cáo thường niên khoản lãi lớn gần 450 tỷ đồng.

    Còn kết quả kinh doanh 2013, Petrolimex lãi sau thuế lên tới 1.578 tỷ đồng. Riêng kinh doanh xăng dầu trong nước lợi nhuận của Petrolimex trước thuế đạt 1.323 tỷ, trong đó có gần 850 tỷ từ hoạt động chính.

    Sau đó, kết quả sản xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm 2014 được Petrolimex công bố với mức lãi trước thuế 856 tỉ đồng, riêng từ mặt hàng xăng dầu là 260 tỷ đồng.

    Tuy nhiên khi đó, Tập đoàn đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét tăng chi phí định mức cho xăng dầu, bổ sung một số yếu tố như chi phí hao hụt khâu nhập khẩu, chi phí tài chính phát sinh do phải vay vốn, chênh lệch tỷ giá vào chi phí định mức hiện hành.

    Lý do là bởi với con số chi phí định mức hiện hành thì không thể bù đắp đủ các chi phí như tiền vận chuyển xăng dầu, tiền khấu hao thiết bị, điện nước, đồng phục, mức hao hụt...

    Sau đó, vào quý IV/2014, Petrolimex lại báo lỗ khoảng 1.300 tỷ đồng và cuối cùng là thông báo cả năm 2014 đạt "lợi nhuận âm" tới 350,6 tỷ đồng, đảo ngược kết quả lãi của năm 2013.

    Để rồi ngay sau đó, vào quý I/2015, tập đoàn này lại báo con số lợi nhuận của Petrolimex sau thuế đạt 461 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước nhờ được bù đắp chi phí định mức và được hưởng mức giảm thuế suất nhập khẩu xăng dầu từ Liên bộ Tài chính - Công Thương, kéo theo lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 77%, lên gần 388 tỷ đồng.

     
Tags:

Chia sẻ trang này