Dự án Nhà máy Polypropylene và kho chứa dầu 1,2 tỷ USD Vũng Tàu: Lo công nghệ bẩn

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
“Tôi sợ nhất là nhà đầu tư Hàn Quốc mang công nghệ bẩn sang phía Việt Nam. Để hạn chế việc này, cần phải có cán bộ phải giỏi và trung thực”.

Phải đánh giá toàn diện

Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc đang đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép xây dựng nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và kho chứa dầu (LPG) tại địa bàn tỉnh.

Nếu được chấp thuận, Hyosung dự kiến sẽ xây nhà máy tại Khu công nghiệp Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích đất sử dụng theo đề xuất là 608.910 m2 (tương đương khoảng 60,89ha). Tổng vốn đầu tư dự án là 1,2 tỷ USD.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, bà Lê Thị Công, nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng cần phải xem xét và đánh giá hết sức thận trọng.

hat%20nhua%20chong%20tinh%20dien%20PS.jpg

Theo bà Công, Vũng Tàu cũng như các tỉnh khác sẵn sàng mở cửa đón các nhà đầu tư vào xây dựng các nhà máy, dự án công nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất đó là phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.

“Chúng ta sẵn sàng mở cửa đón các nhà đầu tư vào phát triển dự án tại tỉnh nhưng cần làm rõ đó là dự án gì, công nghệ đầu tư ra sao? Nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm đầu ra là gì? Trong quá trình vận hành có phát sinh loại chất thải gì không? Và đặc biệt, loại đó có gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hay không?

Hội đồng đánh giá tác động môi trường phải nghiên cứu sâu các vấn đề trên. Khi thu hút đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí đó thì mới đồng ý”, bà Công nhấn mạnh.

Bà Công cho biết thêm, khi còn đảm nhiệm chức vụ cao nhất tại Sở TN-MT, yếu tố đầu tiên để bà xem xét cho đầu tư dự án đó là phương án xử lý chất thải ra môi trường. Dù nhiều lần bị doanh nghiệp hiểu lầm gây khó dễ khi chậm trễ phê duyệt dự án đầu tư nhưng bà Công khẳng định thận trọng trong vấn đề môi trường không bao giờ là thừa.

“Khi nhà đầu tư đến đặt vấn đề đầu tư dự án, tôi luôn nghiên cứu sâu 3 khía cạnh. Thứ nhất là quy mô đầu tư, tức là diện tích đất phải sử dụng. Thứ hai là khả năng của nhà đầu tư. Thứ ba là loại hình của nhà đầu tư. Nếu cần thì phải đi tham quan nhà máy họ đã đầu tư trước đó để xem họ vận hành ra sao.

Tôi làm rất cẩn thận nên nhiều khi người ta cho rằng mình chậm, gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.

Nhưng “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Nếu chúng ta tìm mọi cách thu hút đầu tư nhưng sau đó có những vấn đề phát sinh buộc phải dừng dự án thì doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Tôi không thích quan điểm đó”, bà Công chia sẻ.

Với đề xuất từ phía Tập đoàn Hàn Quốc, nguyên Giám đốc Sở TN-MT Bà Rịa – Vũng Tàu lưu ý, tỉnh cần xem lại loại hình nhà máy sản xuất nhựa PP có nằm trong danh sách các dự án thu hút đầu tư của tỉnh hay không. Khi đã xác định được cụ thể mới có thể tính đến những phương án đánh giá tiếp theo.

“Nhà đầu tư phải có những báo cáo đánh giá tác động môi trường và nộp cho phía Việt Nam để nghiên cứu. Ngoài ra, chúng ta cần yêu cầu phía doanh nghiệp Hàn Quốc trình bày cụ thể dự án rồi tiến hành phản biện. Trong hội đồng chuyên môn phải có những người chuyên sâu về hóa chất, có kinh nghiệm. Khi nhà đầu tư trình bày, chúng ta sẽ hỏi họ.

Tôi cho rằng Việt Nam thà không thu hút đầu tư để lại môi trường tự nhiên. Nhưng đã thu hút thì không được để ảnh hưởng đến môi trường. Đấy là những tiêu chí đầu tiên. Bài học Formosa thì chúng ta đã sợ quá rồi”, bà Công nêu quan điểm.

Bà Công cũng nhấn mạnh đến vấn đề công nghệ mà phía đối tác Hàn Quốc sử dụng khi đầu tư dự án này tại Vũng Tàu. Theo bà công nghệ phải hiện đại, tiên tiến của các nước, tránh những thiết bị rẻ tiền, lạc hậu.

“Tôi sợ nhất là nhà đầu tư mang công nghệ bẩn sang phía Việt Nam. Điều này phải hết sức lưu ý. Để hạn chế việc này, theo tôi cán bộ phải giỏi và trung thực, tránh hiện tượng bôi trơn dự án”, bà Công khẳng định thêm.

Nhiều dự án gây ô nhiễm

Trao đổi thêm với Đất Việt về vấn đề này, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải thừa nhận những dự án nhựa PP cũng tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ về ô nhiễm môi trường.

Theo TS Khải, dù doanh nghiệp Hàn Quốc làm nhà máy ở quy mô lớn hay nhỏ thì vẫn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Quan trọng là người kiểm tra, thẩm tra công nghệ này có đủ trình độ hay không.

“Tôi cho rằng nếu thiếu nhựa PP này thì Việt Nam có thể nhập khẩu nhưng nếu sản xuất thì có thể Việt Nam sẽ chết vì ô nhiễm môi trường.

Cái chính chúng ta cần tìm hiểu xem họ sử dụng đất đó để làm gì. Phải có những biện pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo sự phát triển kinh tế. Nhưng quan trọng nhất là việc phát triển nhà máy PP này có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường không?”, TS Khải đặt câu hỏi.

Từ bài học Formosa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường 4 tỉnh miền Trung thời gian qua hay việc nhà máy sản xuất nhựa PP tại Dung Quất từng khiến người dân lo ngại về vấn đề ô nhiễm, TS Khải cho rằng vấn đề công nghệ phải được đặt lên hàng đầu.

“Nhựa PP làm từ dầu khí khi sản xuất cũng thải ra nhiều chất nguy hại. Ngoài ra kho chưa dầu xảy ra tai biến, xảy ra chảy dầu thì sao? Ngay cả trong quá trình vận chuyển, nước dầu tràn ra thì xử lý thế nào?

Thực tế tôi thấy nhiều nhà máy sản xuất nhựa gây ô nhiễm môi trường rất lớn, điển hình như nhà máy tại Vĩnh Phúc. Đó là những vấn đề cần quan tâm. Tất cả phụ thuộc vào công nghệ”, TS Khải nhấn mạnh.

Hoàng Hà - Báo Đất Việt​
 
Hyosung là tập đoàn FDI lớn nhất của Đồng Nai, giờ có tham vọng lấn sân sang hoá dầu vì vụ Việt Nam sắp gia nhập TPP. Mà bác Trump lên rồi, không biết còn muốn đầu tư không đây?
Có thông tin mới Ad update cho dân tình ngóng với nha ~
 

Việc làm nổi bật

Top