CPSE - Đi đầu trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Với việc thực hiện thành công cụm công trình khoa học “Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường (BĐNCMT) và Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (KHƯPSCTD)”, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển An toàn và Môi trường dầu khí (CPSE) được đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, thể hiện trách nhiệm cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) với môi trường, cộng đồng.

Từ tháng 8/1994, Petrovietnam đã nhận được sự trợ giúp từ Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) thông qua dự án dài hạn: “Trợ giúp phát triển quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam”. Dự án được chính thức triển khai vào năm 1996 và kết thúc vào năm 2012. Một trong những nội dung của dự án này là tiền đề quan trọng cho cụm công trình BĐNCMT. Đây được hiểu như một bản tóm tắt thể hiện các thông tin về chỉ số nhạy cảm môi trường - thông số cho thấy mức độ nhạy cảm của các đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố dầu tràn. Các chuyên gia lập BĐNCMT sử dụng kỹ thuật hệ thống tin địa lý (GIS) để tổng hợp các lớp thông tin về các nguồn tài nguyên sinh học, tài nguyên do con người sử dụng và phân loại đường bờ, ven bờ theo chỉ số nhạy cảm môi trường.

Dv_PVD_OFF_SHORE7.jpg

Khi xảy ra sự cố tràn dầu, BĐNCMT là công cụ giúp các cơ quan quản lý xác định nhanh chóng khu vực cần ưu tiên bảo vệ cũng như phương pháp và phương tiện sử dụng để ứng phó một cách phù hợp nhất, nhờ đó giảm thiểu các thiệt hại về môi trường, kinh tế - xã hội cũng như công sức, chi phí làm sạch dầu tràn. Ngoài ra, BĐNCMT còn được sử dụng trong công tác quy hoạch liên quan đến ƯPSCTD.

Với việc thực hiện cụm công trình “Xây dựng BĐNCMT & kế hoạch ƯPSCTD”, CPSE là đơn vị đầu tiên và duy nhất phát triển thành công kỹ thuật xây dựng BĐNCMT theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện bản địa đặc thù tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện công trình, thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia Na Uy, CPSE đã xây dựng được đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực thiết lập BĐNCMT và xây dựng kế hoạch ƯPSCTD. Những năm qua, CPSE đã được Petrovietnam giao tổ chức nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cho phần lớn các tỉnh ven biển về phương pháp sử dụng BĐNCMT trong ƯPSCTD, cũng như các kỹ thuật làm sạch, xử lý môi trường sau sự cố tràn dầu.

Ngoài việc giúp các đơn vị thành viên của Petrovietnam thực hiện lập kế hoạch ƯPSCTD trong những năm gần đây, kết quả của cụm công trình khoa học này đã tạo cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo ban hành các quy định, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực ƯPSCTD. Hiệu quả của công trình này không chỉ giới hạn trong ngành Dầu khí mà đã phát triển trên phạm vi cả nước. Việc xây dựng BĐNCMT và kế hoạch ƯPSCTD trên dải ven biển rộng khắp Việt Nam với rất nhiều nhiều công sức và chi phí đã thể hiện trách nhiệm cộng đồng rất cao của Petrovietnam và CPSE.

Mới đây, CPSE đã chuyển giao kế hoạch ƯPSCTD và BĐNCMT cho tỉnh Quảng Ngãi. Buổi chuyển giao này là kết quả của việc thực hiện Quyết định số 4272/QĐ-DKVN ngày 25/6/2013 của Petrovietnam về việc hỗ trợ xây dựng “Bản đồ nhạy cảm môi trường và Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ngãi”.

Việc xây dựng BĐNCMT và kế hoạch ƯPSCTD đã được thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế, phù hợp các điều kiện đặc thù của Việt Nam. Thành tựu khoa học của công trình đã góp phần thay đổi, nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động ƯPSCTD của các đơn vị thành viên của Petrovietnam, các tỉnh ven biển cũng như các trung tâm tìm kiếm cứu nạn.

 

Việc làm nổi bật

Top