COP21: Thế giới phải ngừng sử dụng dầu mỏ

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Sau nhiều năm lên kế hoạch và nhiều tuần đàm phán, mới đây các quan chức ngoại giao đã công bố bản sửa đổi lần cuối của thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mà Ngoại trưởng Pháp tin là “công bằng và hợp pháp”.

Thỏa thuận này đặt mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu, trung bình không được vượt quá 2 độ C so với trước khi Cách mạng công nghiệp trên thế giới bắt đầu (khoảng thế kỷ 18). Nguyên thủ các nước coi đây là một cột mốc quan trọng nhằm góp phần giữ gìn môi trường Trái Đất.

Bản sửa đổi hiện tại sẽ lần lượt được giao cho đại diện chính phủ của 196 quốc gia thuộc Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu, và họ sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối thỏa thuận, sau đó sẽ gửi đề xuất lên cho quốc hội các nước để chính thức thông qua.

“Hôm nay chúng ta đang tiến đến gần thời khắc lịch sử”, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu. “Tôi tin rằng chúng ta đang có trong tay một thỏa thuận môi trường đầy tham vọng và công bằng”.

cop21-paris.jpg

Các nhà khoa học cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, thế giới sẽ cần phải ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2050 cho đến hết thế kỷ này. Nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục gia tăng, Trái Đất sẽ gặp những thiên tai như siêu hạn hán, những đợt nóng kéo dài, kéo theo sự tuyệt chủng của nhiều loại thực vật và động vật.

Mặc dù môi trường Trái Đất đang đứng trước những nguy cơ lớn, việc thuyết phục tất cả các quốc gia chấp thuận thỏa thuận này rất khó khăn.

“Đương nhiên, sẽ không ai được lợi 100%”, ông Fabius nhận định. “Điều tôi hi vọng rằng tất cả các nước vẫn nhớ đến thông điệp được đưa ra khi 150 nguyên thủ quốc gia trên thế giới họp lại với nhau và nói rằng ‘thế giới cần một bước đột phá lớn’”.

Vào ngày 5/12, bản nháp đầu tiên của hiệp ước chống biến đổi khí hậu đã được công bố trên trang web của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu. Từ đó đến nay, văn bản này đã trải qua nhiều lần sửa đổi.

Nhiều quan chức đã từng nói về vai trò của những hoạt động nhằm giảm bớt tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. Từ lâu, chính phủ các nước coi việc đưa ra một khung pháp lý nhằm giảm bớt khí nhà kính là biện pháp hàng đầu để ngăn chặn vấn đề trên.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn tồn đọng đó là xác định phương thức trừng phạt đối với những quốc gia thiếu trách nhiệm. Hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc liệu những nước này sẽ phải đền bù thiệt hại gây ra do biến đổi khi hậu đối với những quốc gia không liên quan hay không, và hoạt động này sẽ phải được giám sát như thế nào.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Theo: Infonet​
 

Việc làm nổi bật

Top