Chê khí đốt Nga rẻ nhưng kém chất lượng : Mỹ hụt hơi?

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 11/5/19.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Nói xấu đối thủ là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh, trái với cơ chế thị trường tự do. Điều này chẳng khác nào chính Mỹ "tự bắn vào chân mình"...

    Bộ trưởng Năng lượng Mỹ chê khí đốt Nga rẻ nhưng kém chất lượng


    Trong cuộc họp báo ngày 2/5 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry đã khẳng định rằng khí đốt mà Nga cung cấp cho Châu Âu tuy giá rẻ nhưng chất lượng không đáng tin cậy.

    Trả lời câu hỏi của báo giới là tại sao Mỹ lại khuyên Châu Âu nên mua khí đốt của Mỹ với giá cao thay vì mua khí đốt của Nga với giá thấp hơn, người đứng đầu ngành năng lượng Mỹ cho hay :

    “Nếu bạn chỉ quan tâm đến giá rẻ, thì đừng nên mua. Chẳng hạn khi mua xe hơi, bạn hãy cứ mua một chiếc xe rẻ tiền nhưng không đáng tin cậy đi, rồi sau đó bạn sẽ thấy hậu quả như thế nào”, RT tường thuật.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry

    Việc ông Rick Perry chê khí đốt Nga rẻ nhưng kém chất lượng để khuyên các đồng minh Châu Âu nên mua khí đốt Mỹ với giá đắt hơn, khiến cho dư luận hết sức ngạc nhiên.

    Bởi điều đó không những không có lợi, mà còn có thể làm hại cho các doanh nghiệp khí đốt của Mỹ trong việc cạnh tranh với các đối thủ Nga, nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khí đốt Châu Âu.

    Thứ nhất, chất lượng khí đốt của Nga đã được khách hàng Châu Âu kiểm chứng vì Nga không phải là nhà cung cấp mới. Do vậy, lời nói của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ chỉ là sự hù doạ, chứ không phải là sự quan tâm tới lợi ích của đối tác-đồng minh.

    Ông Rick Perry cảnh báo Châu Âu cứ mua đi rồi sẽ biết hậu quả, nhưng thực ra từ lâu các đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương đã mua khí đốt của Nga mà đâu có xảy ra hậu quả gì, mà minh chứng là nhu cầu khí đốt Nga ngày càng tăng.

    Có lẽ không thể thuyết phục các đồng minh mua khí đốt với giá cao nên Mỹ phải chơi chiêu bẩn là nói xấu đối thủ. Tuy nhiên, đồng minh của Mỹ là đối tác lâu năm của Nga nên chính họ đã chứng minh được giá trị lời nói của ông Perry.

    Rõ ràng lời cảnh báo thiếu cơ sở của người người đứng đầu ngành năng lượng Mỹ về khí đốt Nga không phải là quan tâm tới lợi ích của đối tác-đồng minh, mà chỉ là lời hù doạ. Do vậy, chắc chắn nó không thể khiến Châu Âu tăng mua khí đốt Mỹ.

    Thứ hai, đặt trường hợp khí đốt Nga rẻ nhưng không tốt thì tại sao Washington cứ phải tìm cách ngăn chặn việc Châu Âu tăng mua khí đốt Nga, mà đã thể hiện rõ nhất qua việc tìm cách phá dự án Nord Stream-2.

    Trong trường hợp này, rõ ràng hành động của Mỹ đã giúp chứng minh khí đốt Nga có chất lượng đảm bảo nhưng chiếm ưu thế trước khí đốt Mỹ về giá cả và lời hù doạ của ông Rick Perry đã trở thành lời phụ hoạ tuyệt với cho điều đó.

    [​IMG]
    Khí đốt Nga được chính Châu Âu thẩm định chất lượng

    Người đứng đầu ngành năng lượng Mỹ xác nhận rằng Washington chống lại việc xây dựng Nord Stream-2 vì đường ống làm tăng ảnh hưởng của Nga với chính sách của EU, thực ra đó chỉ là chiêu kinh tế hoá chính trị để tước bỏ lợi ích của đồng minh.

    Khi việc ngăn chặn Nord Stream-2 có nguy cơ bất thành và thị phần của khí đốt Mỹ tại thị trường EU khó có thể mở rộng bởi ưu thế của khí đốt Nga thì Washington chơi chiêu bẩn, nhưng vô hình trung lại bôi bẩn chính mình.

    Thứ ba, nói xấu đối thủ là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh, trái với cơ chế thị trường tự do. Điều này chẳng khác nào chính Mỹ "tự bắn vào chân mình" và chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu khí đốt sẽ phải nhận hậu quả.

    Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ chiếm lĩnh thị trường, Washington đã thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế dựa trên uy lực thay cho uy tín, song ngày càng không thành công. Khí đốt Mỹ không thể mở rộng thị phần ở Châu Âu đã cho thấy điều đó.

    Khi khí đốt Mỹ thất thế tại thị trường Châu Âu mà Washington chọn nói xấu đối thủ - trong khi đối thủ-đồng minh là bạn hàng truyền thống - là sai sách. Bởi điều này đi ngược cơ chế thị trường tự do, và Châu Âu có cớ từ chối gia tăng mua khí đốt Mỹ.

    Đó là chưa kể việc Mỹ mua khí thiên nhiên hoá lỏng của Nga để bán lại kiếm lời đã chứng minh: Hoặc khí đốt của Nga có chất lượng tốt, hoặc Mỹ chơi xấu đồng minh, khi biết khí đốt Nga không tốt mà vẫn mua rồi bán lại cho đồng minh.

    Như vậy, việc Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry khẳng định khí đốt Nga cung cấp cho Châu Âu tuy giá rẻ nhưng chất lượng không đáng tin cậy, là một sự chứng minh ngược. Và khí đốt Mỹ "lợi bất cập hại" từ lời chê bai của ông Perry.


    Mỹ đã thể hiện sự hụt hơi trong cuộc chiến năng lượng với Nga?

    Lời của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ chê khí đốt Nga rẻ nhưng kém chất lượng được đưa ra trong bối cảnh không những dầu đá phiến, mà cả khí ngưng tụ từ đá phiến của Mỹ đều bị khách hàng chê nhiễm bẩn.

    [​IMG]
    Khí đốt Mỹ không thể mở rộng thị phần nếu Washington vẫn áp dụng chính sách ngoại giao kinh tế dựa trên nền tảng uy lực thay cho uy tín

    Công ty Hanwha Total Petroch Chemicals Co. của Hàn Quốc từng phản ảnh rằng trong khí ngưng tụ từ đá phiến của Mỹ có các tạp chất như sản phẩm oxy hóa, kim loại và chất tẩy rửa, theo Bloomberg.

    Việc gia tăng nhanh chóng sản lượng khai thác khiến cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng không theo kịp, và hậu quả là hệ thống cơ sở hạ tầng - dù đã xuống cấp - bị quá tải về công suất là nguyên nhân chính khiến dầu-khí của Mỹ nhiễm bẩn.

    Song nếu tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng bộ với việc tăng sản lượng thì chi phí sẽ tăng lên, đồng nghĩa lợi ích của các nhà sản xuất dầu-khí của Mỹ sẽ giảm đi. Điều đó khiến cho Mỹ thất thế trong cuộc chiến năng lượng với Nga.

    Bởi Tổng thống Putin cho thực hiện chính sách tăng cường sử dụng đồng ruble kết hợp với chính sách gia tăng sức mua cho đồng ruble-nâng cao lợi suất cho đồng nội tệ, đã giúp tối đa hoá doanh lợi cho các doanh nghiệp dầu-khí của Nga.

    Sự cộng hưởng hiệu quả trong chính sách tiền tệ của chính phủ Nga đã giúp cho các nhà sản xuất dầu-khí của Nga có mức doanh lợi mơ ước, qua đó tạo ra ưu thế lớn trước các đối thủ Mỹ.

    Ví dụ, năm 2018, Gazprom Neft có mức lợi nhuận ròng kỷ lục là 376,7 tỷ rúp, tăng 48,7% so với năm 2017. Đặc biệt, trong đó 37,8% lợi nhuận sẽ được dùng để trả cổ tức. Như vậy, mức cổ tức của Gazprom Neft cao gấp đôi năm 2017, theo RT.

    [​IMG]
    Lợi suất kép từ chính sách gia tăng sức mua của đồng ruble đã giúp năng lượng Nga chiếm ưu thế trước Mỹ

    Với các chỉ số-hệ số như vậy - nhất là mức lợi nhuận dành để chia cổ tức - rõ ràng các doanh nghiệp dầu-khí của Mỹ không thể theo kịp các đối thủ Nga. Trong khi dầu-khí nhiễm bẩn đã tới mức cảnh báo.

    Làm sao để cải thiện tình hình - tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng bộ với việc tăng sản lượng - nhưng vẫn phải đảm bảo các hệ số tài chính và các chỉ số tăng trưởng để so kè với các đối thủ Nga?

    Rõ ràng, chọn cạnh tranh không lành mạnh - cụ thể là nói xấu đối thủ, chê sản phẩm của đối thủ - đã trở thành lựa chọn khả dĩ nhất của Washington trong việc hỗ trợ hệ thống các doanh nghiệp dầu-khí của Mỹ.


    Theo giới phân tích, khi buộc phải chơi bẩn và chấp nhận mạo hiểm là đối mặt với nguy cơ tự bắn vào chân mình, Mỹ đã thể hiện sự hụt hơi trong cuộc chiến năng lượng với Nga hiện nay.


    Ngọc Việt
    Báo Đất Việt

     

Chia sẻ trang này