Các nhà máy lọc dầu châu Á hưởng lợi từ chính sách của OPEC

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 27/11/15.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Những người mua dầu mỏ ở khu vực châu Á chắc chắn một điều khi OPEC chuẩn bị nhóm họp: Họ sẽ là những người giành được chiến thắng từ sự mâu thuẫn sản lượng khai thác của tổ chức này.

    Các thành viên của OPEC sẽ có buổi họp cấp bộ trưởng vào ngày 04/12 ở Vienna, và tại cuộc họp này Iran sẽ thông báo kế hoạch thúc đẩy sản xuất thêm 500 ngàn thùng/ngày. Điều này có thể làm tăng cường hơn mức sản xuất chung của 12 thành viên, vốn đã cao hơn mức trần mục tiêu suốt 17 tháng qua. Sự tăng cường sản xuất này sẽ làm trầm trọng hơn nguồn cung thừa toàn cầu cũng như làm lợi cho các nhà máy lọc dầu trong khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, vốn đang ra sức tìm kiếm nguồn cung dầu mỏ rẻ tiền hơn.

    OPEC có thể sẽ duy trì chiến lược bảo vệ thị phần của mình bằng cách duy trì nguồn cung và buộc các nhà sản xuất dầu chi phí cao phải cắt giảm khai thác. Và điều đó sẽ khiến cho các thành viên OPEC bao gồm Saudi Arabia tiếp tục tự do sản xuất trong bối cảnh Iran đang yêu cầu OPEC tạo điều kiện cho nguồn cung chuẩn bị tăng lên của nước này sau khi cấm vận hạt nhân được gỡ bỏ.

    Phát ngôn viên của nhà máy lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc, SK Innovation Co., cho biết đây là giai đoạn tốt nhất mà nhà máy này có trong vai trò là khách hàng.

    [​IMG]

    OPEC đang sản xuất trên 30 triệu thùng/ngày kể từ tháng 06/2014, chủ yếu là nguồn cung được thúc đẩy tăng lên từ các thành viên lớn nhất của nhóm, Saudi Arabia và Iraq. Chiến lược bảo vệ thị phần của OPEC đang giúp cho lợi nhuận các nhà máy lọc dầu châu Á tăng lên đáng kể, khu vực đang được cung cấp nguồn cung dầu gía rẻ ổn định từ Trung Đông cho đến Mexico, Nigieria và Nga.

    Lợi nhuận tinh chế dầu thô thành naphtha, nguyên liệu được sử dụng để sản xuất xăng cũng như hóa chất dầu mỏ, đã tăng vọt lên 9.31usd một thùng trong tháng này, mức cao nhất từ tháng 05. Chi phí thu mua dầu thô của các nhà máy lọc dầu đang giảm mạnh. Nhật Bản, nhà tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai châu Á, trong tháng 09, tốn trung bình 51.22usd để thu mua nguồn cung dầu thô, giảm từ mức 113.47usd hồi tháng 01/2014, theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật.

    Trong khi sự suy thoái của dầu mỏ đang lan rộng đến giá nhiên liệu như xăng, thì tốc độ suy thoái của dầu thô đang nhanh hơn. Giá giao ngay của nhiên liệu động cơ được vận chuyển từ Singapore đang giảm khoảng 37% trong suốt năm ngoái, so với mức giảm 46% của dầu thô Dubai, chuẩn dầu vận chuyển đến châu Á. Ngoài ra, nhiên liệu rẻ tiền đang kích thích nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ- nguồn cung mà nhà máy lọc dầu bán ra.

    Ông Victor Shum, phó chủ tịch IHS Inc., cho biết lợi nhuận lọc dầu ở châu Á đang duy trì khá mạnh mẽ, và chắc chắn nó mạnh mẽ hơn năm 2014, phần lớn bởi vì giá nguyên liệu đầu vào đang giảm đáng kể.

    Brent, chuẩn dầu quốc tế, đang giảm 20% trong năm nay sau khi giảm gần 50% trong năm 2014. Hợp đồng tương lai dầu thô giao dịch ở London này đã ở mức gần 45usd/thùng ngày hôm qua. WTI, dầu chuẩn Mỹ, gần mức 43usd/thùng, giảm 42% từ mức cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]

    Báo cáo ngày 13/11 của IEA cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt mức tiêu thụ 31.87 triệu thùng dầu thô một ngày trong năm 2015 của khu vực châu Mỹ. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là 4 trong số các nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, theo IEA.

    "Trong vòng sáu tháng đến một năm, thị trường sẽ tiếp tục với nguồn cung dồi dào", Naveen Kumar, tổng giám đốc bộ phận nguồn cung và thương mại quốc tế tại Hindustan Petroleum Corp., nhà máy lọc dầu quốc doanh nói. "Là một nhà máy lọc dầu, giá dầu thô thấp đang làm lợi cho chúng tôi, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hy vọng giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp."

    Giá dầu có thể giảm xuống mức thấp 20-25usd/thùng trừ khi OPEC hành động để ổn định thị trường, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino tuyên bố. Các quốc gia Mỹ Latinh và Algeria là những thành viên OPEC bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sụt giảm của giá dầu thô và từ lâu đã kêu gọi các thành viên khác hạn chế nguồn cung. Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã chỉ đạo để OPEC chuyển đổi chiến lược của mình hồi tháng 11 năm 2014 để tập trung vào mục tiêu gây sức ép lên đối thủ cạnh tranh.

    "Rõ ràng là tất cả mọi người sẽ tiếp tục với sản lượng của họ, vì họ cần phải duy trì nền kinh tế của họ", H. Kumar, giám đốc điều hành của nhà máy lọc dầu Ấn Độ Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd., cho biết: "Nếu họ cắt giảm, doanh thu của họ sẽ đi xuống đến mức độ đó. Vì vậy, giai đoạn này tất cả mọi người sẽ tiếp tục duy trì sản lượng và điều này là tốt cho các nhà máy lọc dầu. "

    Nguổn: xangdau.net​
     
Tags:

Chia sẻ trang này