Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, cuộc cách mạng đá phiến đã vẽ lại bản đồ năng lượng Mỹ cả ở trong và ngoài nước. Bài nghiên cứu của IEA cũng ca ngợi Mỹ trong việc đổi mới và đề cao ảnh hưởng của cuộc cách mạng đá phiến Mỹ.
Tổng Thư ký Năng lượng Mỹ Rick Perry (trái) và Giám đốc IEA Tiến sĩ Fatih Birol
Sự bùng nổ của đá phiến đã đưa nước Mỹ lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu chiến lược. Các nhà hoạch định chiến lược Mỹ tiến tới quan điểm thay đổi chính sách năng lượng từ khan hiếm sang tìm kiếm tối đa nguồn năng lượng dồi dào. Chính sách năng lượng của Chính phủ Mỹ thể hiện chiến lược thúc đẩy sản xuất năng lượng, đạt được lợi ích lớn hơn từ tăng cường xuất khẩu năng lượng với mục tiêu trở thành nước dẫn đầu trong công nghệ năng lượng và sử dụng năng lượng để khống chế nước nhập khẩu.
Trọng tâm của chiến lược năng lượng Mỹ là giảm thiểu trở ngại thường gặp để mở rộng sản xuất năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp năng lượng Mỹ. Trong bối cảnh khí thải tiếp tục giảm trong thập kỷ tới, IEA khuyến khích phát triển năng lượng. Điện hạt nhân trở nên lỗi thời, các qui định khí thải đỡ khắt khe hơn, thì sử dụng khí gas, năng lượng tái tạo cho phát điện có cơ hội phát triển hơn.
Theo Giám đốc IEA Tiến sĩ Fatih Birol 5 năm qua Mỹ đã quy hoạch lại thị trường năng lượng trong nước và thế giới. Trong bối cảnh đó IEA đề xuất dỡ bỏ cấm vận của Mỹ đối với xuất khẩu dầu thô cũng như thông qua các quy định về xuất khẩu LNG, nhằm tăng cường an ninh năng lượng thế giới bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cho các nước nhập khẩu.
IEA cũng nhấn mạnh sự phát triển sản xuất năng lượng trong tương lai phụ thuộc vào việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho năng lượng, nhưng một số cơ sở hạ tầng để trung chuyển vẫn chưa theo kịp sự phát triển của sản xuất đá phiến. Đường ống khí đốt hiện tại vẫn đủ để đỡ phải đốt khí đồng hành khi khai thác dầu.
Trong ngành điện, sản lượng lớn khí thiên nhiên khai thác với giá thành thấp đã giúp cho điện khí thay thế điện than. Đồng thời giá thành giảm cộng với chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo đã đẩy mạnh điện gió và điện mặt trời. Kết quả là các nhà máy điện than, điện hạt nhân - lâu nay vốn giữ vai trò đáng kể trong thị trường năng lượng Mỹ nay đứng trước nguy cơ đóng cửa. IEA đưa ra chính sách và quy định nhằm đảm bảo việc chuyển giao trôi chảy trong ngành điện vốn đang phát triển các lĩnh vực điện tái tạo khác nhau đồng thời đảm bảo duy trì được tổng thể hệ thống điện lực hoạt động tin cậy, an toàn.
Mỹ cũng ưu tiên an ninh năng lượng và bảo vệ hệ thống hạ tầng. Các biện pháp bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống an ninh cũng được tiến hành, bao gồm các biện pháp an ninh đề phòng tấn công mạng.
Thêm vào đó, cuộc cách mạng đá phiến khiến Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng vẫn tiếp tục được hiện đại hóa và có thể bán cho Quỹ Dự trữ Chiến lược Mỹ khi cần. IEA coi Mỹ là điểm tựa của an ninh năng lượng thế giới, có vai trò thiết yếu trong những phản ứng trong tương lai của IEA khi cần thiết.
Tổng Thư ký Năng lượng Mỹ Rick Perry (trái) và Giám đốc IEA Tiến sĩ Fatih Birol
Sự bùng nổ của đá phiến đã đưa nước Mỹ lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu chiến lược. Các nhà hoạch định chiến lược Mỹ tiến tới quan điểm thay đổi chính sách năng lượng từ khan hiếm sang tìm kiếm tối đa nguồn năng lượng dồi dào. Chính sách năng lượng của Chính phủ Mỹ thể hiện chiến lược thúc đẩy sản xuất năng lượng, đạt được lợi ích lớn hơn từ tăng cường xuất khẩu năng lượng với mục tiêu trở thành nước dẫn đầu trong công nghệ năng lượng và sử dụng năng lượng để khống chế nước nhập khẩu.
Trọng tâm của chiến lược năng lượng Mỹ là giảm thiểu trở ngại thường gặp để mở rộng sản xuất năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp năng lượng Mỹ. Trong bối cảnh khí thải tiếp tục giảm trong thập kỷ tới, IEA khuyến khích phát triển năng lượng. Điện hạt nhân trở nên lỗi thời, các qui định khí thải đỡ khắt khe hơn, thì sử dụng khí gas, năng lượng tái tạo cho phát điện có cơ hội phát triển hơn.
Theo Giám đốc IEA Tiến sĩ Fatih Birol 5 năm qua Mỹ đã quy hoạch lại thị trường năng lượng trong nước và thế giới. Trong bối cảnh đó IEA đề xuất dỡ bỏ cấm vận của Mỹ đối với xuất khẩu dầu thô cũng như thông qua các quy định về xuất khẩu LNG, nhằm tăng cường an ninh năng lượng thế giới bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cho các nước nhập khẩu.
IEA cũng nhấn mạnh sự phát triển sản xuất năng lượng trong tương lai phụ thuộc vào việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho năng lượng, nhưng một số cơ sở hạ tầng để trung chuyển vẫn chưa theo kịp sự phát triển của sản xuất đá phiến. Đường ống khí đốt hiện tại vẫn đủ để đỡ phải đốt khí đồng hành khi khai thác dầu.
Trong ngành điện, sản lượng lớn khí thiên nhiên khai thác với giá thành thấp đã giúp cho điện khí thay thế điện than. Đồng thời giá thành giảm cộng với chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo đã đẩy mạnh điện gió và điện mặt trời. Kết quả là các nhà máy điện than, điện hạt nhân - lâu nay vốn giữ vai trò đáng kể trong thị trường năng lượng Mỹ nay đứng trước nguy cơ đóng cửa. IEA đưa ra chính sách và quy định nhằm đảm bảo việc chuyển giao trôi chảy trong ngành điện vốn đang phát triển các lĩnh vực điện tái tạo khác nhau đồng thời đảm bảo duy trì được tổng thể hệ thống điện lực hoạt động tin cậy, an toàn.
Mỹ cũng ưu tiên an ninh năng lượng và bảo vệ hệ thống hạ tầng. Các biện pháp bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống an ninh cũng được tiến hành, bao gồm các biện pháp an ninh đề phòng tấn công mạng.
Thêm vào đó, cuộc cách mạng đá phiến khiến Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng vẫn tiếp tục được hiện đại hóa và có thể bán cho Quỹ Dự trữ Chiến lược Mỹ khi cần. IEA coi Mỹ là điểm tựa của an ninh năng lượng thế giới, có vai trò thiết yếu trong những phản ứng trong tương lai của IEA khi cần thiết.
Ngọc Linh
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/
Relate Threads